Hiện diện ở châu Mỹ từ khoảng 48 triệu năm cho đến 11.000 năm trước, glyptodon là một chi động vật có vú kỳ lạ nhất từng tồn tại trên Trái đất. Ảnh: Science Photo Library.Nhiều hóa thạch được tìm thấy trong tình trạng còn khá nguyên vẹn cho thấy, những con vật này có thể nặng đến 2 tấn, sở hữu một bộ giáp giống rùa, được làm từ xương tích tụ trên da, được gọi là vảy xương. Ảnh: Wikimedia Commons.Dù không thể rụt đầu vào mai như rùa nhưng lớp da bọc thép của chúng tạo thành một chiếc mũ xương trên đỉnh hộp sọ, có tác dụng bảo vệ rất tốt. Ảnh: Jurassic Park.Đuôi của glyptodon có những vòng xương rắn chắc và đầy gai nhọn, có thể được sử dụng như một cái chùy để tự vệ trước những kẻ săn mồi. Ảnh: Wikimedia Commons.Trái với ngoại hình "đáng sợ", glyptodon là những con vật ăn cỏ, được cho là khá chậm rãi và hiền lành. Chúng không có răng cửa hoặc răng nanh nhưng có một số răng ở má dùng để nghiền thực vật cứng. Ảnh: Peter Schouten.Trong tự nhiên, không nhiều loài vật ăn thịt đương thời có thể hạ gục được một con glyptodon trưởng thành. Kẻ thù lớn nhất của chúng có lẽ là các loài chim thuộc họ Phorusrhacidae, một họ chim ăn thịt khổng lồ không biết bay. Ảnh: Pinterest.Glyptodon đã tuyệt chủng vào cuối kỷ băng hà cuối cùng, cùng với một số lượng lớn các loài động vật cỡ lớn khác ở châu Mỹ, gồm cả loài lười đất khổng lồ và lạc đà không bướu cổ dài. Ảnh: Vintage animals.Họ hàng của chúng là các loài tatu có kích cỡ nhỏ hơn, bọc giáp nhẹ và linh hoạt hơn nhiều vẫn sống sót cho đến tận ngày nay. Ảnh: WFLA.Sự tuyệt chủng của loài glyptodon trùng với thời điểm con người bắt đầu xuất hiện ở châu Mỹ, dẫn đến giả thuyết loài thú có mai này đã biến mất do hoạt động săn bắt của con người. Ảnh: Wesleyan University.Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy, người tiền sử châu Mỹ đã sử dụng vỏ cứng của glyptodon cho những mục đích khác nhau. Dù vậy, vẫn không thể loại trừ những nguyên nhân khác đã dẫn đến sự diệt vong của loài vật độc đáo này. Ảnh: Wiwiland.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Hiện diện ở châu Mỹ từ khoảng 48 triệu năm cho đến 11.000 năm trước, glyptodon là một chi động vật có vú kỳ lạ nhất từng tồn tại trên Trái đất. Ảnh: Science Photo Library.
Nhiều hóa thạch được tìm thấy trong tình trạng còn khá nguyên vẹn cho thấy, những con vật này có thể nặng đến 2 tấn, sở hữu một bộ giáp giống rùa, được làm từ xương tích tụ trên da, được gọi là vảy xương. Ảnh: Wikimedia Commons.
Dù không thể rụt đầu vào mai như rùa nhưng lớp da bọc thép của chúng tạo thành một chiếc mũ xương trên đỉnh hộp sọ, có tác dụng bảo vệ rất tốt. Ảnh: Jurassic Park.
Đuôi của glyptodon có những vòng xương rắn chắc và đầy gai nhọn, có thể được sử dụng như một cái chùy để tự vệ trước những kẻ săn mồi. Ảnh: Wikimedia Commons.
Trái với ngoại hình "đáng sợ", glyptodon là những con vật ăn cỏ, được cho là khá chậm rãi và hiền lành. Chúng không có răng cửa hoặc răng nanh nhưng có một số răng ở má dùng để nghiền thực vật cứng. Ảnh: Peter Schouten.
Trong tự nhiên, không nhiều loài vật ăn thịt đương thời có thể hạ gục được một con glyptodon trưởng thành. Kẻ thù lớn nhất của chúng có lẽ là các loài chim thuộc họ Phorusrhacidae, một họ chim ăn thịt khổng lồ không biết bay. Ảnh: Pinterest.
Glyptodon đã tuyệt chủng vào cuối kỷ băng hà cuối cùng, cùng với một số lượng lớn các loài động vật cỡ lớn khác ở châu Mỹ, gồm cả loài lười đất khổng lồ và lạc đà không bướu cổ dài. Ảnh: Vintage animals.
Họ hàng của chúng là các loài tatu có kích cỡ nhỏ hơn, bọc giáp nhẹ và linh hoạt hơn nhiều vẫn sống sót cho đến tận ngày nay. Ảnh: WFLA.
Sự tuyệt chủng của loài glyptodon trùng với thời điểm con người bắt đầu xuất hiện ở châu Mỹ, dẫn đến giả thuyết loài thú có mai này đã biến mất do hoạt động săn bắt của con người. Ảnh: Wesleyan University.
Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy, người tiền sử châu Mỹ đã sử dụng vỏ cứng của glyptodon cho những mục đích khác nhau. Dù vậy, vẫn không thể loại trừ những nguyên nhân khác đã dẫn đến sự diệt vong của loài vật độc đáo này. Ảnh: Wiwiland.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.