Sáng 26/5, tại sân trường Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM), một cây phượng vĩ bất ngờ bật gốc vào thời điểm nhiều học sinh chuẩn bị vào lớp khiến nhiều em bị thương, trong đó một học sinh tử vong.Dân tình hoang mang, các bậc phụ huynh lo lắng bởi không chỉ tại TP HCM mà trên cả nước, hầu như trường học nào cũng có cây xanh, thậm chí nhiều cây cao. Nhiều người thắc mắc vì sao loại cây vốn được biết đến là ''lành'', gắn liền với tuổi học trò và được nhiều người yêu thích lại nguy hiểm đến vậy?Phượng vĩ là một loại cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới bắt nguồn từ Madagascar. Cây vốn có tán lá rộng cho bóng râm lại thành nhiều nhánh, cho hoa đỏ đẹp rực rỡ bởi vậy thường được trồng trong khuôn viên trường học hay đô thị.Phượng vĩ dễ sống ngay cả trong điều kiện khô hạn và đất mặn, dù loại cây này phát triển mạnh mẽ ở khí hậu nhiệt đới/ cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, phượng vĩ được trồng nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, đặc biệt là Hải Phòng, nơi được mệnh danh là thành phố Hoa phượng đỏ.Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại cây này chính là tuổi thọ không cao, chỉ có thể sống trong khoảng 30 năm, nhiều nhất là 50 năm. Khi già cỗi, phượng dễ bị sâu bệnh và nấm tấn công bên trong thân cây và dần trở nên mục rỗng.Thân cây cũng có đặc tính giòn và dễ gãy dù gặp phải những tác động không có lực không quá mạnh. Do đó, nếu không thường xuyên theo dõi tình trạng cây để kịp thời thay thế những cây già hoặc cây có dấu hiệu bị mục thì rất dễ tiềm ẩn các nguy cơ về các tai nạn bất ngờ.Chưa kể, phượng vĩ có hệ rễ rất lớn nên cũng cần có diện đất rộng rãi để phát triển. Trong khi các khuôn viên công cộng như trường học, công viên với nền đất đã bê tông hóa, không gian sống của hệ rễ cây xanh bị thu hẹp, làm đứt đoạn sinh trưởng của rễ, có nguy cơ cây phượng dễ ngã đổ hơn.Với vụ tai nạn cây xanh vừa xảy ra ở TP HCM, ông Lê Công Phương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM, cho biết nguyên nhân chủ yếu do dông lốc và thân cây đã mục ruỗng bên trong. Qua cơn mưa một số loại cây sẽ ngấm nước, tán cây rộng tạo thêm sức nặng khiến cây dễ bị trốc gốc vào hôm sau.Độ an toàn của phượng vĩ đã được bàn đến ít nhiều trong các chủ trương trồng cây xanh trong trường học hay không gian đô thị. Ở các thành phố lớn cây được trồng trông vẻ ngoài cổ thụ, nhưng có thể được đánh gốc đưa từ nơi khác về, bộ rễ nguyên thủy đã bị cắt gọn, rễ con mọc ra sau này không tương xứng với phần tán cồng kềnh bên trên.Nhiều người lo ngại việc trồng cây ở các dải phân cách, lề đường,... sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường nếu gặp thời tiết bất lợi. Đó là chưa tính những cây liên tục mất rễ vì những lần đào đường, sửa vỉa hè, hay phần địa chất bên dưới không ổn định.Trên thực tế, trong các cơn bão, phượng vĩ hay một loại cây khác là xà cừ dễ gãy đổ hơn cả và đã không ít lần gây thiệt hại đáng kể tại đô thị, thậm chí gây chết người. Trước đó, năm 2017 sự cố một cây xà cừ đổ trong Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) làm học sinh bị thương cho thấy cần thiết phải khảo sát, loại bỏ xà cừ trong trường học để bảo đảm an toàn.Tại Hải Phòng, trên những tuyến đường trồng hàng nghìn cây phượng như đường Phạm Văn Đồng, đơn vị chức năng cũng đã từng cho cắt tỉa gần như toàn bộ tán lá và hoa xòe ra đường, ảnh hưởng đến giao thông. Mặc dù người dân địa phương phản ánh điều này khiến tuyến giao thông từng được gọi là đường hoa phượng này mất đi màu hoa đặc trưng.Trước đó, từng có thông tin cho rằng hoa phượng vĩ tưởng chừng vô hại cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong thành phố.Một trường hợp cây xà cừ cổ thụ bật gốc, đổ ngang trên phố Nguyễn Hữu Huân, khiến 4 căn nhà bị ảnh hưởng, một taxi hư hỏng nhẹ.Hiện trường cây phượng bật gốc khiến 1 học sinh tử vong.
Sáng 26/5, tại sân trường Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM), một cây phượng vĩ bất ngờ bật gốc vào thời điểm nhiều học sinh chuẩn bị vào lớp khiến nhiều em bị thương, trong đó một học sinh tử vong.
Dân tình hoang mang, các bậc phụ huynh lo lắng bởi không chỉ tại TP HCM mà trên cả nước, hầu như trường học nào cũng có cây xanh, thậm chí nhiều cây cao. Nhiều người thắc mắc vì sao loại cây vốn được biết đến là ''lành'', gắn liền với tuổi học trò và được nhiều người yêu thích lại nguy hiểm đến vậy?
Phượng vĩ là một loại cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới bắt nguồn từ Madagascar. Cây vốn có tán lá rộng cho bóng râm lại thành nhiều nhánh, cho hoa đỏ đẹp rực rỡ bởi vậy thường được trồng trong khuôn viên trường học hay đô thị.
Phượng vĩ dễ sống ngay cả trong điều kiện khô hạn và đất mặn, dù loại cây này phát triển mạnh mẽ ở khí hậu nhiệt đới/ cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, phượng vĩ được trồng nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, đặc biệt là Hải Phòng, nơi được mệnh danh là thành phố Hoa phượng đỏ.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại cây này chính là tuổi thọ không cao, chỉ có thể sống trong khoảng 30 năm, nhiều nhất là 50 năm. Khi già cỗi, phượng dễ bị sâu bệnh và nấm tấn công bên trong thân cây và dần trở nên mục rỗng.
Thân cây cũng có đặc tính giòn và dễ gãy dù gặp phải những tác động không có lực không quá mạnh. Do đó, nếu không thường xuyên theo dõi tình trạng cây để kịp thời thay thế những cây già hoặc cây có dấu hiệu bị mục thì rất dễ tiềm ẩn các nguy cơ về các tai nạn bất ngờ.
Chưa kể, phượng vĩ có hệ rễ rất lớn nên cũng cần có diện đất rộng rãi để phát triển. Trong khi các khuôn viên công cộng như trường học, công viên với nền đất đã bê tông hóa, không gian sống của hệ rễ cây xanh bị thu hẹp, làm đứt đoạn sinh trưởng của rễ, có nguy cơ cây phượng dễ ngã đổ hơn.
Với vụ tai nạn cây xanh vừa xảy ra ở TP HCM, ông Lê Công Phương, Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM, cho biết nguyên nhân chủ yếu do dông lốc và thân cây đã mục ruỗng bên trong. Qua cơn mưa một số loại cây sẽ ngấm nước, tán cây rộng tạo thêm sức nặng khiến cây dễ bị trốc gốc vào hôm sau.
Độ an toàn của phượng vĩ đã được bàn đến ít nhiều trong các chủ trương trồng cây xanh trong trường học hay không gian đô thị. Ở các thành phố lớn cây được trồng trông vẻ ngoài cổ thụ, nhưng có thể được đánh gốc đưa từ nơi khác về, bộ rễ nguyên thủy đã bị cắt gọn, rễ con mọc ra sau này không tương xứng với phần tán cồng kềnh bên trên.
Nhiều người lo ngại việc trồng cây ở các dải phân cách, lề đường,... sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường nếu gặp thời tiết bất lợi. Đó là chưa tính những cây liên tục mất rễ vì những lần đào đường, sửa vỉa hè, hay phần địa chất bên dưới không ổn định.
Trên thực tế, trong các cơn bão, phượng vĩ hay một loại cây khác là xà cừ dễ gãy đổ hơn cả và đã không ít lần gây thiệt hại đáng kể tại đô thị, thậm chí gây chết người. Trước đó, năm 2017 sự cố một cây xà cừ đổ trong Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) làm học sinh bị thương cho thấy cần thiết phải khảo sát, loại bỏ xà cừ trong trường học để bảo đảm an toàn.
Tại Hải Phòng, trên những tuyến đường trồng hàng nghìn cây phượng như đường Phạm Văn Đồng, đơn vị chức năng cũng đã từng cho cắt tỉa gần như toàn bộ tán lá và hoa xòe ra đường, ảnh hưởng đến giao thông. Mặc dù người dân địa phương phản ánh điều này khiến tuyến giao thông từng được gọi là đường hoa phượng này mất đi màu hoa đặc trưng.
Trước đó, từng có thông tin cho rằng hoa phượng vĩ tưởng chừng vô hại cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong thành phố.
Một trường hợp cây xà cừ cổ thụ bật gốc, đổ ngang trên phố Nguyễn Hữu Huân, khiến 4 căn nhà bị ảnh hưởng, một taxi hư hỏng nhẹ.
Hiện trường cây phượng bật gốc khiến 1 học sinh tử vong.