Hơn 500 năm trước, một cô gái trẻ 14 tuổi bị dẫn lên đỉnh núi Andes để hiến tế cho các vị thần Inca. " Trinh nữ băng" được chôn cất trên núi cùng với các vật phẩm tế lễ, theo thời gian, thi thể của cô trở thành một xác ướp tự nhiên, giữ nguyên được tóc, móng tay và các đồ trang sức mà cô đã đeo vào ngày cuối cùng của cuộc đời.Tuy nhiên, qua thời gian và ảnh hưởng của thời tiết như ánh nắng mặt trời và tuyết rơi, nhiều đặc điểm trên gương mặt cô gái dần mất đi.Mới đây, gương mặt bị hủy hoại của thiếu nữ Inca đã được phục hồi thông qua phân tích khảo cổ và kỹ thuật phục dựng. Một bức hình 3D chân thực của Trinh nữ băng Ampato, đang là trung tâm của triển lãm mới tại Peru, nhằm tìm hiểu về nghi lễ hiến tế người sống đã diễn ra trên dãy núi Andes cách đây nửa thiên niên kỷ.Khi nhà thám hiểm của National Geographic, Johan Reinhard, phát hiện xác ướp trên đỉnh núi Ampato cao 6.400m vào năm 1995, ông đã nhận ra mình đã khám phá một điều đặc biệt. Ban đầu, Reinhard nhìn thấy xác ướp như một đống xác bị phân hủy, sau đó ông phát hiện ra gương mặt dưới lớp vải. Đó là một nạn nhân trẻ tuổi của nghi lễ hiến tế Inca, gọi là capacocha.Nghi lễ capacocha chủ yếu liên quan đến việc hiến tế trẻ em và động vật cho các vị thần nhằm kiểm soát các thiên tai, củng cố quyền lực của tầng lớp thống trị ở những vùng xa xôi của đế quốc Inca, hoặc đơn giản là làm hài lòng thần linh.Nghi lễ hiến tế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đế chế Inca, bao gồm nhiều buổi tiệc và lễ rước lớn để đưa đứa trẻ được chọn vì vẻ ngoài xinh đẹp và cơ thể hoàn hảo.Việc lựa chọn để hiến tế được coi là một vinh dự lớn đối với gia đình và cộng đồng của đứa trẻ. Phương thức hiến tế đa dạng, tùy thuộc vào vị thần mà họ thờ. Một số trẻ em bị chôn sống hoặc siết cổ, trong khi những đứa trẻ khác bị mổ tim. Cuộc đời của Trinh nữ băng kết thúc với một cú đánh mạnh vào sau hộp sọ bằng vật tù.Chuyên gia phục dựng, Oscar Nilsson, đã dành nhiều tháng trong studio của mình tại Stockholm để tái hiện hộp sọ. Cuối cùng, ông đã tạo ra một bức hình chạm khắc sống động của cô gái 14 tuổi.Theo ông, đó là một quá trình phức tạp, đòi hỏi ông nghiên cứu mọi chi tiết về cơ thể cô gái, bao gồm cả độ dày của mô cơ xung quanh xương, dựa trên ảnh chụp cắt lớp, phân tích ADN, thông tin về chế độ ăn uống và dịch tễ học để tạo ra một hình dung chính xác về gương mặt của cô.Sau đó, Nilsson tạo ra một bản sao 3D của hộp sọ của Trinh nữ băng, sử dụng chất liệu đất sét polyme để tạo các bó cơ và đánh dấu độ dày của mô. Sau đó, ông tiến hành làm việc trên các bộ phận như mắt, mũi và má. Nilsson cũng thêm vào hàng trăm sợi tóc vào bức tượng. Toàn bộ quá trình này kéo dài tới 10 tuần.Mời quý độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ
Hơn 500 năm trước, một cô gái trẻ 14 tuổi bị dẫn lên đỉnh núi Andes để hiến tế cho các vị thần Inca. " Trinh nữ băng" được chôn cất trên núi cùng với các vật phẩm tế lễ, theo thời gian, thi thể của cô trở thành một xác ướp tự nhiên, giữ nguyên được tóc, móng tay và các đồ trang sức mà cô đã đeo vào ngày cuối cùng của cuộc đời.
Tuy nhiên, qua thời gian và ảnh hưởng của thời tiết như ánh nắng mặt trời và tuyết rơi, nhiều đặc điểm trên gương mặt cô gái dần mất đi.
Mới đây, gương mặt bị hủy hoại của thiếu nữ Inca đã được phục hồi thông qua phân tích khảo cổ và kỹ thuật phục dựng. Một bức hình 3D chân thực của Trinh nữ băng Ampato, đang là trung tâm của triển lãm mới tại Peru, nhằm tìm hiểu về nghi lễ hiến tế người sống đã diễn ra trên dãy núi Andes cách đây nửa thiên niên kỷ.
Khi nhà thám hiểm của National Geographic, Johan Reinhard, phát hiện xác ướp trên đỉnh núi Ampato cao 6.400m vào năm 1995, ông đã nhận ra mình đã khám phá một điều đặc biệt. Ban đầu, Reinhard nhìn thấy xác ướp như một đống xác bị phân hủy, sau đó ông phát hiện ra gương mặt dưới lớp vải. Đó là một nạn nhân trẻ tuổi của nghi lễ hiến tế Inca, gọi là capacocha.
Nghi lễ capacocha chủ yếu liên quan đến việc hiến tế trẻ em và động vật cho các vị thần nhằm kiểm soát các thiên tai, củng cố quyền lực của tầng lớp thống trị ở những vùng xa xôi của đế quốc Inca, hoặc đơn giản là làm hài lòng thần linh.
Nghi lễ hiến tế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đế chế Inca, bao gồm nhiều buổi tiệc và lễ rước lớn để đưa đứa trẻ được chọn vì vẻ ngoài xinh đẹp và cơ thể hoàn hảo.
Việc lựa chọn để hiến tế được coi là một vinh dự lớn đối với gia đình và cộng đồng của đứa trẻ. Phương thức hiến tế đa dạng, tùy thuộc vào vị thần mà họ thờ. Một số trẻ em bị chôn sống hoặc siết cổ, trong khi những đứa trẻ khác bị mổ tim. Cuộc đời của Trinh nữ băng kết thúc với một cú đánh mạnh vào sau hộp sọ bằng vật tù.
Chuyên gia phục dựng, Oscar Nilsson, đã dành nhiều tháng trong studio của mình tại Stockholm để tái hiện hộp sọ. Cuối cùng, ông đã tạo ra một bức hình chạm khắc sống động của cô gái 14 tuổi.
Theo ông, đó là một quá trình phức tạp, đòi hỏi ông nghiên cứu mọi chi tiết về cơ thể cô gái, bao gồm cả độ dày của mô cơ xung quanh xương, dựa trên ảnh chụp cắt lớp, phân tích ADN, thông tin về chế độ ăn uống và dịch tễ học để tạo ra một hình dung chính xác về gương mặt của cô.
Sau đó, Nilsson tạo ra một bản sao 3D của hộp sọ của Trinh nữ băng, sử dụng chất liệu đất sét polyme để tạo các bó cơ và đánh dấu độ dày của mô. Sau đó, ông tiến hành làm việc trên các bộ phận như mắt, mũi và má. Nilsson cũng thêm vào hàng trăm sợi tóc vào bức tượng. Toàn bộ quá trình này kéo dài tới 10 tuần.
Mời quý độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ