Được vẽ năm 1893, kiệt tác nghệ thuật "Tiếng Thét " (The Scream) không chỉ nổi tiếng thế giới bởi màu sắc và tay nghề của danh họa người Na Uy Edvard Munch mà còn thu hút bởi không ai hiểu một cách rõ ràng thông điệp mà nó chuyển tải.Sau hơn 1 thế kỷ, đến nay nó vẫn là một kiệt tác vô cùng nổi tiếng và được đánh giá cao. Năm 2012, 1 trong 4 bản gốc của "Tiếng thét" được bán đấu tới gần 12 triệu USD (khoảng 2.700 tỷ VNĐ) và là bức tranh được trả giá cao nhất trong một cuộc đấu giá tính ở thời điểm đó.Giữa bức tranh là một nhân vật đang ôm đầu đầy âu lo tuyệt vọng, như thể đang cất lên tiếng thét ai oán, cầu cứu.Đằng sau người đó là phong cảnh bầu trời hoàng hôn đỏ rực với những mảng màu tương phản. Bức tranh khiến cho người xem cảm thấy sợ hãi, ám ảnh và cũng vô cùng tò mò.Sau khi phóng to và soi thật kỹ tác phẩm, một nhà phê bình nghệ thuật người Đan Mạch còn phát hiện ra một chi tiết kỳ lạ. Đó là ở góc trên bên trái của tranh có một dòng chữ rất nhỏ viết: "Chỉ có thể vẽ bởi kẻ điên".Suốt cả trăm năm, hậu thế đã tranh luận gay gắt rằng ai là người đã viết dòng chữ điên cuồng phá hoại đó? Mãi đến đầu năm 2021, các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy - nơi đang lưu giữ 1 bản gốc bức tranh đã công bố kết quả khiến công chúng bất ngờ.Qua kiểm tra bằng quét tia hồng ngoại và loạt phương pháp phân tích, đối chiếu hiện đại, cuối cùng "thủ phạm" phá hoại "Tiếng thét" cũng đã lộ diện. Đó chẳng là ai khác mà chính là tác giả Edvard Munch.Ông Thierry Ford, nhà bảo tồn tranh tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy cho biết họ đã sử dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để phân tích chi tiết chữ viết trên tranh và có khả năng phân biệt được từng sắc thái trong chữ viết tay. Khi so sánh với nhật ký và thư của Munch, quả thật là dòng chữ "Chỉ có thể vẽ bởi kẻ điên" hoàn toàn trùng khớp.Năm 1895, một sinh viên y khoa trẻ Johan Scharffenberg từng tuyên bố các bức tranh của Munch cho thấy ông là người có tâm trí không ổn định. Henrik Grosch - giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Trang trí và Thiết kế Na Uy vào thời điểm đó cũng cho rằng Munch không còn tỉnh táo.Bên cạnh đó, vào năm 2004, giới thiên văn Mỹ nhận định bầu trời trong tác phẩm của Edvard Munch là phản ánh bầu trời bị bụi đỏ nhuốm màu từ trận phun trào của núi lửa Krakatoa năm 1883 (Indonesia).Tuy nhiên, giới khoa học đã kết luận bầu trời trong bức tranh "Tiếng thét" ánh lên sắc đỏ, vàng là từ những đám mây xà cừ lóng lánh (Nacreous cloud). Mây xà cừ là một dạng mây hiếm, được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, ở độ cao 15.000 - 25.000m.Các chuyên gia lý giải rằng khi đám mây xuất hiện vào thế kỷ XIX, chúng đang từ trắng đột ngột chuyển sang ráng đỏ đã khiến tác giả và người có mặt ở đó sợ hãi. Gương mặt thất thần cùng với khẩu hình mô tả người chứng kiến đang thét to vì sợ hãi là những gì được tác giả miêu tả trong bức danh họa.Mời các bạn xem video: Tác giả tác phẩm: NSND Ngô Mạnh Lân và các tác phẩm hoạt hình". Nguồn Truyền hình nhân dân. Nguồn: Nhân Dân.
Được vẽ năm 1893, kiệt tác nghệ thuật "Tiếng Thét " (The Scream) không chỉ nổi tiếng thế giới bởi màu sắc và tay nghề của danh họa người Na Uy Edvard Munch mà còn thu hút bởi không ai hiểu một cách rõ ràng thông điệp mà nó chuyển tải.
Sau hơn 1 thế kỷ, đến nay nó vẫn là một kiệt tác vô cùng nổi tiếng và được đánh giá cao. Năm 2012, 1 trong 4 bản gốc của "Tiếng thét" được bán đấu tới gần 12 triệu USD (khoảng 2.700 tỷ VNĐ) và là bức tranh được trả giá cao nhất trong một cuộc đấu giá tính ở thời điểm đó.
Giữa bức tranh là một nhân vật đang ôm đầu đầy âu lo tuyệt vọng, như thể đang cất lên tiếng thét ai oán, cầu cứu.
Đằng sau người đó là phong cảnh bầu trời hoàng hôn đỏ rực với những mảng màu tương phản. Bức tranh khiến cho người xem cảm thấy sợ hãi, ám ảnh và cũng vô cùng tò mò.
Sau khi phóng to và soi thật kỹ tác phẩm, một nhà phê bình nghệ thuật người Đan Mạch còn phát hiện ra một chi tiết kỳ lạ. Đó là ở góc trên bên trái của tranh có một dòng chữ rất nhỏ viết: "Chỉ có thể vẽ bởi kẻ điên".
Suốt cả trăm năm, hậu thế đã tranh luận gay gắt rằng ai là người đã viết dòng chữ điên cuồng phá hoại đó? Mãi đến đầu năm 2021, các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy - nơi đang lưu giữ 1 bản gốc bức tranh đã công bố kết quả khiến công chúng bất ngờ.
Qua kiểm tra bằng quét tia hồng ngoại và loạt phương pháp phân tích, đối chiếu hiện đại, cuối cùng "thủ phạm" phá hoại "Tiếng thét" cũng đã lộ diện. Đó chẳng là ai khác mà chính là tác giả Edvard Munch.
Ông Thierry Ford, nhà bảo tồn tranh tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy cho biết họ đã sử dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để phân tích chi tiết chữ viết trên tranh và có khả năng phân biệt được từng sắc thái trong chữ viết tay. Khi so sánh với nhật ký và thư của Munch, quả thật là dòng chữ "Chỉ có thể vẽ bởi kẻ điên" hoàn toàn trùng khớp.
Năm 1895, một sinh viên y khoa trẻ Johan Scharffenberg từng tuyên bố các bức tranh của Munch cho thấy ông là người có tâm trí không ổn định. Henrik Grosch - giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Trang trí và Thiết kế Na Uy vào thời điểm đó cũng cho rằng Munch không còn tỉnh táo.
Bên cạnh đó, vào năm 2004, giới thiên văn Mỹ nhận định bầu trời trong tác phẩm của Edvard Munch là phản ánh bầu trời bị bụi đỏ nhuốm màu từ trận phun trào của núi lửa Krakatoa năm 1883 (Indonesia).
Tuy nhiên, giới khoa học đã kết luận bầu trời trong bức tranh "Tiếng thét" ánh lên sắc đỏ, vàng là từ những đám mây xà cừ lóng lánh (Nacreous cloud). Mây xà cừ là một dạng mây hiếm, được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, ở độ cao 15.000 - 25.000m.
Các chuyên gia lý giải rằng khi đám mây xuất hiện vào thế kỷ XIX, chúng đang từ trắng đột ngột chuyển sang ráng đỏ đã khiến tác giả và người có mặt ở đó sợ hãi. Gương mặt thất thần cùng với khẩu hình mô tả người chứng kiến đang thét to vì sợ hãi là những gì được tác giả miêu tả trong bức danh họa.