Một nghiên cứu mới cho thấy quầng tối nghiêng – khối vật chất tối lớn bao bọc và thấm vào thiên hà nhà của chúng ta – chính là lời giải thích duy nhất tính đến nay cho các đặc điểm kỳ lạ về hình dạng của Dải Ngân hà.“Chúng tôi muốn chứng minh rằng một quầng tối nghiêng cùng hướng với quầng sao có thể tạo ra sự cong vênh và bùng nổ trong đĩa ánh sáng của Thiên hà ở cùng biên độ và hướng như dữ liệu”, theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Jiwon Jesse Han từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA)."Kết quả nghiên cứu kết hợp với dữ liệu trong quầng sao đã cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng Dải Ngân hà nằm trong quầng vật chất tối nghiêng. Sự lệch trục của quầng tối và đĩa chứa manh mối về lịch sử hình thành của Thiên hà và đại diện cho giai đoạn tiếp theo bước vào mô hình động lực của tiềm năng Thiên hà".Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một số mô phỏng và lập mô hình để xem liệu họ có thể tái tạo hình dạng quan sát được của Dải Ngân hà, độ cong, vệt sáng và tất cả mọi thứ hay không.Họ đã tạo ra một mô hình thiên hà trong đó quầng tối nghiêng 25 độ so với đĩa Ngân hà và tính toán quỹ đạo của các ngôi sao và khí trong khoảng thời gian 5 tỷ năm.Họ phát hiện ra rằng, khi khối vật chất tối bị nghiêng, phần rìa của thiên hà thực sự bị cong vênh và bùng lên, chính xác như chúng ta thấy trong các quan sát về Dải Ngân hà.Điều đó không có nghĩa là không có sự tương tác giữa các thiên hà. Nhưng kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy sự tương tác đã là quá khứ chứ không phải đang diễn ra.Mô phỏng của họ cho thấy một vụ va chạm với một thiên hà khác có thể làm nghiêng quầng tối một cách đáng kể, và sự cong vênh của đĩa thiên hà xảy ra nhanh chóng – trong một quỹ đạo theo sau độ nghiêng của quầng tối.Sau sự kiện va chạm, độ nghiêng của quầng tối từ từ trở lại bình thường. Trong mô phỏng, sau một vụ va chạm thiên hà cách đây 7 tỷ năm, quầng sáng tương tự Dải Ngân hà phải mất khoảng 5 tỷ năm để giảm từ 50 độ xuống 20 độ.Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: "Kết quả này cho thấy quầng tối của Dải Ngân hà có thể nghiêng nhiều hơn trong quá khứ và đã giảm xuống giá trị hiện tại (~25 độ)".Mời quý độc giả xem video: Loạt ảnh cho thấy viễn cảnh đáng sợ của Trái Đất vào năm 2050
Một nghiên cứu mới cho thấy quầng tối nghiêng – khối vật chất tối lớn bao bọc và thấm vào thiên hà nhà của chúng ta – chính là lời giải thích duy nhất tính đến nay cho các đặc điểm kỳ lạ về hình dạng của Dải Ngân hà.
“Chúng tôi muốn chứng minh rằng một quầng tối nghiêng cùng hướng với quầng sao có thể tạo ra sự cong vênh và bùng nổ trong đĩa ánh sáng của Thiên hà ở cùng biên độ và hướng như dữ liệu”, theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Jiwon Jesse Han từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA).
"Kết quả nghiên cứu kết hợp với dữ liệu trong quầng sao đã cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng Dải Ngân hà nằm trong quầng vật chất tối nghiêng. Sự lệch trục của quầng tối và đĩa chứa manh mối về lịch sử hình thành của Thiên hà và đại diện cho giai đoạn tiếp theo bước vào mô hình động lực của tiềm năng Thiên hà".
Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một số mô phỏng và lập mô hình để xem liệu họ có thể tái tạo hình dạng quan sát được của Dải Ngân hà, độ cong, vệt sáng và tất cả mọi thứ hay không.
Họ đã tạo ra một mô hình thiên hà trong đó quầng tối nghiêng 25 độ so với đĩa Ngân hà và tính toán quỹ đạo của các ngôi sao và khí trong khoảng thời gian 5 tỷ năm.
Họ phát hiện ra rằng, khi khối vật chất tối bị nghiêng, phần rìa của thiên hà thực sự bị cong vênh và bùng lên, chính xác như chúng ta thấy trong các quan sát về Dải Ngân hà.
Điều đó không có nghĩa là không có sự tương tác giữa các thiên hà. Nhưng kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy sự tương tác đã là quá khứ chứ không phải đang diễn ra.
Mô phỏng của họ cho thấy một vụ va chạm với một thiên hà khác có thể làm nghiêng quầng tối một cách đáng kể, và sự cong vênh của đĩa thiên hà xảy ra nhanh chóng – trong một quỹ đạo theo sau độ nghiêng của quầng tối.
Sau sự kiện va chạm, độ nghiêng của quầng tối từ từ trở lại bình thường. Trong mô phỏng, sau một vụ va chạm thiên hà cách đây 7 tỷ năm, quầng sáng tương tự Dải Ngân hà phải mất khoảng 5 tỷ năm để giảm từ 50 độ xuống 20 độ.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: "Kết quả này cho thấy quầng tối của Dải Ngân hà có thể nghiêng nhiều hơn trong quá khứ và đã giảm xuống giá trị hiện tại (~25 độ)".
Mời quý độc giả xem video: Loạt ảnh cho thấy viễn cảnh đáng sợ của Trái Đất vào năm 2050