Sử dụng kính viễn vọng Công nghệ tiên tiến của Vatican, các nhà khoa học đã phát hiện một vật thể bí ẩn, nằm trong vùng không gian tăm tối bên ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương.Vật thể được đặt tên là 2021 XD7, kích thước của nó chưa được xác định nhưng chắc chắn nhỏ hơn Sao Diêm Vương. 2021 XD7 mất 286 năm để đi hết một vòng quanh Mặt Trời.Vật thể này được xếp vào nhóm "vật thể xuyên Sao Hải Vương" (TNO), gồm hơn 800 vật thể đã được phát hiện. Tuy nhiên điều khiến các nhà khoa học chú ý nó có quỹ đạo vô cùng kỳ lạ.2021 XD7 có quỹ đạo kỳ lạ, nghiêng hơn đáng kể so với chuyển động của Trái Đất, Sao Hỏa và các hành tinh khác.Theo các nhà khoa học, quỹ đạo kỳ lạ này là do vật thể đã bị tác động bởi một lực kéo bí ẩn, từ một vật thể đủ to lớn và mạnh mẽ, còn ẩn trong bóng tối bên ngoài Sao Hải Vương.Theo tính toán, thứ tác động đến 2021 XD7 phải có kích thước gần gấp 4 lần và khối lượng gấp 10 lần so với Trái Đất. Vì vậy đó có thể là hành tinh thứ 9 mà giới thiên văn vẫn tranh cãi là thực tế hay chỉ là huyền thoại.Quỹ đạo của hành tinh thứ 9 giả thuyết này rất rộng, nó phải mất từ 10.000 đến 20.000 năm để thực hiện hết một vòng quay quanh Mặt Trời.Trước đây, giới thiên văn cũng tìm thấy một vật thể xuyên Sao Hải Vương có hành vi kỳ lạ, bị tác động bởi một lực hấp dẫn vô hình. Hiện có 2 giả thuyết lớn về vật thể trong bóng tối: một hành tinh thứ 9 khổng lồ hoặc một lỗ đen cỡ nhỏ.Kiến thức thiên văn học của nhân loại chỉ mới dừng lại ở vùng xung quanh quỹ đạo sao Hải Vương, vì sao thứ 8 và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời.Từ đó trở về sau, mọi thứ đều rất nhỏ và xa khiến quá trình nghiên cứu thiên văn gặp nhiều hạn chế, phần nào gây khó khăn cho công cuộc tìm ra hành tinh thứ 9 của các nhà thiên văn.Năm 2003, các nhà thiên văn học phát hiện Sedna, một vật thể xuyên biên giới cực đoan (eTNO). Tuy chỉ lớn gần một nửa sao Diêm Vương, Sedna có quỹ đạo lập dị với dao động từ 76 AU đến hơn 900 AU (đơn vị thiên văn được tính bằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất) trong suốt 11.000 năm, gấp đôi so với chiều dài lịch sử loài người.Các nhóm nghiên cứu thiên văn đã bắt đầu quan tâm đến eTNO. Cụ thể, 6 vật thể mới phát hiện đều có quỹ đạo hình elip và tất cả gộp chung lại với nhau. Thật vô lý khi nói rằng quỹ đạo của chúng gộp lại với nhau là sự tình cờ ngẫu nhiên. Để giải thích hợp lý cho hiện tượng này, giới khoa học nhận định đây có thể là dấu hiệu tồn tại của hành tinh thứ 9.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Sử dụng kính viễn vọng Công nghệ tiên tiến của Vatican, các nhà khoa học đã phát hiện một vật thể bí ẩn, nằm trong vùng không gian tăm tối bên ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương.
Vật thể được đặt tên là 2021 XD7, kích thước của nó chưa được xác định nhưng chắc chắn nhỏ hơn Sao Diêm Vương. 2021 XD7 mất 286 năm để đi hết một vòng quanh Mặt Trời.
Vật thể này được xếp vào nhóm "vật thể xuyên Sao Hải Vương" (TNO), gồm hơn 800 vật thể đã được phát hiện. Tuy nhiên điều khiến các nhà khoa học chú ý nó có quỹ đạo vô cùng kỳ lạ.
2021 XD7 có quỹ đạo kỳ lạ, nghiêng hơn đáng kể so với chuyển động của Trái Đất, Sao Hỏa và các hành tinh khác.
Theo các nhà khoa học, quỹ đạo kỳ lạ này là do vật thể đã bị tác động bởi một lực kéo bí ẩn, từ một vật thể đủ to lớn và mạnh mẽ, còn ẩn trong bóng tối bên ngoài Sao Hải Vương.
Theo tính toán, thứ tác động đến 2021 XD7 phải có kích thước gần gấp 4 lần và khối lượng gấp 10 lần so với Trái Đất. Vì vậy đó có thể là hành tinh thứ 9 mà giới thiên văn vẫn tranh cãi là thực tế hay chỉ là huyền thoại.
Quỹ đạo của hành tinh thứ 9 giả thuyết này rất rộng, nó phải mất từ 10.000 đến 20.000 năm để thực hiện hết một vòng quay quanh Mặt Trời.
Trước đây, giới thiên văn cũng tìm thấy một vật thể xuyên Sao Hải Vương có hành vi kỳ lạ, bị tác động bởi một lực hấp dẫn vô hình. Hiện có 2 giả thuyết lớn về vật thể trong bóng tối: một hành tinh thứ 9 khổng lồ hoặc một lỗ đen cỡ nhỏ.
Kiến thức thiên văn học của nhân loại chỉ mới dừng lại ở vùng xung quanh quỹ đạo sao Hải Vương, vì sao thứ 8 và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời.
Từ đó trở về sau, mọi thứ đều rất nhỏ và xa khiến quá trình nghiên cứu thiên văn gặp nhiều hạn chế, phần nào gây khó khăn cho công cuộc tìm ra hành tinh thứ 9 của các nhà thiên văn.
Năm 2003, các nhà thiên văn học phát hiện Sedna, một vật thể xuyên biên giới cực đoan (eTNO). Tuy chỉ lớn gần một nửa sao Diêm Vương, Sedna có quỹ đạo lập dị với dao động từ 76 AU đến hơn 900 AU (đơn vị thiên văn được tính bằng khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất) trong suốt 11.000 năm, gấp đôi so với chiều dài lịch sử loài người.
Các nhóm nghiên cứu thiên văn đã bắt đầu quan tâm đến eTNO. Cụ thể, 6 vật thể mới phát hiện đều có quỹ đạo hình elip và tất cả gộp chung lại với nhau. Thật vô lý khi nói rằng quỹ đạo của chúng gộp lại với nhau là sự tình cờ ngẫu nhiên. Để giải thích hợp lý cho hiện tượng này, giới khoa học nhận định đây có thể là dấu hiệu tồn tại của hành tinh thứ 9.