Kính Viễn vọng Hubble của NASA phát hiện một ngoại hành tinh mới có tên khoa học là HD76920b, đang quay quanh một sao cổ ước tính đã hơn 2 tỷ năm tuổi.
|
Nguồn ảnh: theconversation. |
Phát hiện mới cho thấy, ngoại hành tinh HD76920b đang trong quá trình bồi tụ vật chất bất ổn ở cấu trúc bên trong và phụ thuộc vào nguồn năng lượng mà sao chủ cung cấp để hoạt động.
Chính điều này đã khiến ngoại hành tinh có lúc di chuyển theo một đường thẳng, lúc lại vòng tròn hỗn loạn theo một chu kỳ dài đằng đẵng sau đó lại trở về quỹ đạo cố định của sao chủ.
Với đặc điểm “sống nhờ” và “cam chịu” thế này, rất có thể HD76920b sẽ bị sao cổ nuốt chửng ở một thời điểm nào đó, lúc đó, nó sẽ không còn tồn tại nữa.
Hoặc thậm chí nếu trên đường quỹ đạo chệch choạng thế này, nó dễ bị va chạm với các hành tinh, ngôi sao khác rồi biến mất hoặc cũng không loại trừ khả năng bị hành tinh khác có lực hấp dẫn mạnh hơn hút vào trong hệ thống của nó.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.