Trong quá trình tìm kiếm các mô hình hành tinh có khả năng sinh sống, nhóm khoa học gia quốc tế đứng đầu bởi NASA đã phát hiện ra rằng vũ trụ có thể đầy những " hành tinh vỏ trứng".Các hành tinh đá cũ kỹ và đủ xa ngôi sao mẹ của chúng sẽ có thạch quyển cứng và dày như thạch quyển Trái Đất, trong khi các thế giới gần sao mẹ và non trẻ có thể là những hành tinh dạng vỏ trứng với thạch quyển chỉ dày vài km.Theo tiến sĩ Paul Bryrne - nhà địa chất hành tinh đang làm việc cho Đại học Bang Carolina và Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), cấu trúc của thạch quyển sẽ giúp chúng ta dự đoán xem nó có khả năng để hình thành núi đồi và sở hữu một quá trình địa chất sôi động như Trái Đất hay không.Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hàng loạt mô hình hành tinh dựa trên các hành tinh đá đã biết và xác định khả năng tồn tại của vô số hành tinh vỏ trứng.Hành tinh vỏ trứng sẽ có lớp vỏ giống y hệt một số vùng đất thấp trên Sao Kim. Các hành tinh dạng này có thể sở hữu những điều kiện phù hợp về nhiệt độ hay nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.Tuy nhiên sẽ là dạng hành tinh mà các nhà thiên văn nên bỏ qua, bởi thạch quyển mỏng manh sẽ khó lòng đưa đến quá trình kiến tạo mảng lâu dài, không thể giúp hình thành đồi núi hay các dạng địa hình phức tạp khác.Trên Trái đất, kiến tạo mảng và các hoạt động địa chất khác đã giúp hành tinh của chúng giữ ổn định bầu khí quyển, khí hậu và kích thích sự sống sinh sôi và tiến hóa.Có thể hiểu kiến tạo mảng như sự chuyển dịch của các mảnh vỏ Trái Đất. Hiện địa cầu có ít nhất 15 mảnh đang di chuyển, từng khiến thế giới xuất hiện các siêu lục địa rồi lại phân tách thành nhiều châu lục như ngày nay.Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ.Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km (1 dặm) ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km (80 dặm) gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km (93 dặm).Thạch quyển của Trái Đất bao gồm lớp vỏ và lớp phủ trên cùng, tạo thành lớp ngoài cứng của Trái Đất. Các thạch quyển được chia thành các mảng kiến tạo.Phần trên cùng của thạch quyển phản ứng hóa học với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển thông qua quá trình hình thành đất được gọi là tầng sinh quyển. Các thạch quyển được bảo vệ bởi thiên thạch là phần yếu hơn, nóng hơn và sâu hơn của lớp phủ trên.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Trong quá trình tìm kiếm các mô hình hành tinh có khả năng sinh sống, nhóm khoa học gia quốc tế đứng đầu bởi NASA đã phát hiện ra rằng vũ trụ có thể đầy những " hành tinh vỏ trứng".
Các hành tinh đá cũ kỹ và đủ xa ngôi sao mẹ của chúng sẽ có thạch quyển cứng và dày như thạch quyển Trái Đất, trong khi các thế giới gần sao mẹ và non trẻ có thể là những hành tinh dạng vỏ trứng với thạch quyển chỉ dày vài km.
Theo tiến sĩ Paul Bryrne - nhà địa chất hành tinh đang làm việc cho Đại học Bang Carolina và Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), cấu trúc của thạch quyển sẽ giúp chúng ta dự đoán xem nó có khả năng để hình thành núi đồi và sở hữu một quá trình địa chất sôi động như Trái Đất hay không.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hàng loạt mô hình hành tinh dựa trên các hành tinh đá đã biết và xác định khả năng tồn tại của vô số hành tinh vỏ trứng.
Hành tinh vỏ trứng sẽ có lớp vỏ giống y hệt một số vùng đất thấp trên Sao Kim. Các hành tinh dạng này có thể sở hữu những điều kiện phù hợp về nhiệt độ hay nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.
Tuy nhiên sẽ là dạng hành tinh mà các nhà thiên văn nên bỏ qua, bởi thạch quyển mỏng manh sẽ khó lòng đưa đến quá trình kiến tạo mảng lâu dài, không thể giúp hình thành đồi núi hay các dạng địa hình phức tạp khác.
Trên Trái đất, kiến tạo mảng và các hoạt động địa chất khác đã giúp hành tinh của chúng giữ ổn định bầu khí quyển, khí hậu và kích thích sự sống sinh sôi và tiến hóa.
Có thể hiểu kiến tạo mảng như sự chuyển dịch của các mảnh vỏ Trái Đất. Hiện địa cầu có ít nhất 15 mảnh đang di chuyển, từng khiến thế giới xuất hiện các siêu lục địa rồi lại phân tách thành nhiều châu lục như ngày nay.
Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ.
Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km (1 dặm) ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km (80 dặm) gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km (93 dặm).
Thạch quyển của Trái Đất bao gồm lớp vỏ và lớp phủ trên cùng, tạo thành lớp ngoài cứng của Trái Đất. Các thạch quyển được chia thành các mảng kiến tạo.
Phần trên cùng của thạch quyển phản ứng hóa học với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển thông qua quá trình hình thành đất được gọi là tầng sinh quyển. Các thạch quyển được bảo vệ bởi thiên thạch là phần yếu hơn, nóng hơn và sâu hơn của lớp phủ trên.