Hóa thạch " rồng Trung Quốc" được các chuyên gia phát hiện trong các mỏ đá vôi ở miền nam Trung Quốc vào năm 2003. Sau nhiều năm nghiên cứu, giới khoa học đã có những khám phá quan trọng về loài bò sát cổ đại này.Theo các chuyên gia, tên khoa học của loài bò sát cổ đại sống dưới biển mệnh danh "rồng Trung Quốc" là Dinocephalosaurus orientalis. Chúng có chiếc cổ dài 2,3m với 32 đốt sống cổ."Rồng Trung Quốc" sử dụng chiếc cổ dài đặc biệt để phục kích con mồi ở vùng nước nông trong kỷ Tam Điệp (vào khoảng 252 triệu đến 201 triệu năm trước).Nhóm nghiên cứu cho hay khi trưởng thành, "rồng Trung Quốc" có thể đạt chiều dài cơ thể lên đến 5m."Đây là một ví dụ nữa về thế giới kỳ lạ và tuyệt vời trong kỷ Tam Điệp, khiến các nhà cổ sinh vật có nhiều bất ngờ. Chúng tôi chắc chắn rằng nó sẽ khiến thế giới hào hứng với vẻ ngoài nổi bật, gợi nhớ đến rồng Trung Quốc trong thần thoại - một sinh vật huyền bí với cơ thể dài và hình dáng giống rắn", Nick Fraser, người phụ trách khoa học tự nhiên tại Bảo tàng Quốc gia Scotland, cho biết.Chiếc cổ dài có nhiều đốt và giống rắn của "rồng Trung Quốc" có thể đã giúp loài bò sát này tiếp cận và tấn công con mồi một cách hiệu quả.Khi phân tích các hóa thạch của "rồng Trung Quốc", các nhà nghiên cứu phát hiện một số con cá vẫn còn trong bụng của loài bò sát cổ đại sống dưới biển này.Thêm nữa, loài "rồng Trung Quốc" còn có hàm răng dạng răng cưa và các chi dạng chân chèo. Dù sống dưới nước và có cổ thon dài nhưng chúng không có họ hàng gần với thằn lằn đầu rắn - sinh vật tiến hóa sau khoảng 40 triệu năm.Mời độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch. Nguồn: VTV TSTC.
Hóa thạch " rồng Trung Quốc" được các chuyên gia phát hiện trong các mỏ đá vôi ở miền nam Trung Quốc vào năm 2003. Sau nhiều năm nghiên cứu, giới khoa học đã có những khám phá quan trọng về loài bò sát cổ đại này.
Theo các chuyên gia, tên khoa học của loài bò sát cổ đại sống dưới biển mệnh danh "rồng Trung Quốc" là Dinocephalosaurus orientalis. Chúng có chiếc cổ dài 2,3m với 32 đốt sống cổ.
"Rồng Trung Quốc" sử dụng chiếc cổ dài đặc biệt để phục kích con mồi ở vùng nước nông trong kỷ Tam Điệp (vào khoảng 252 triệu đến 201 triệu năm trước).
Nhóm nghiên cứu cho hay khi trưởng thành, "rồng Trung Quốc" có thể đạt chiều dài cơ thể lên đến 5m.
"Đây là một ví dụ nữa về thế giới kỳ lạ và tuyệt vời trong kỷ Tam Điệp, khiến các nhà cổ sinh vật có nhiều bất ngờ. Chúng tôi chắc chắn rằng nó sẽ khiến thế giới hào hứng với vẻ ngoài nổi bật, gợi nhớ đến rồng Trung Quốc trong thần thoại - một sinh vật huyền bí với cơ thể dài và hình dáng giống rắn", Nick Fraser, người phụ trách khoa học tự nhiên tại Bảo tàng Quốc gia Scotland, cho biết.
Chiếc cổ dài có nhiều đốt và giống rắn của "rồng Trung Quốc" có thể đã giúp loài bò sát này tiếp cận và tấn công con mồi một cách hiệu quả.
Khi phân tích các hóa thạch của "rồng Trung Quốc", các nhà nghiên cứu phát hiện một số con cá vẫn còn trong bụng của loài bò sát cổ đại sống dưới biển này.
Thêm nữa, loài "rồng Trung Quốc" còn có hàm răng dạng răng cưa và các chi dạng chân chèo. Dù sống dưới nước và có cổ thon dài nhưng chúng không có họ hàng gần với thằn lằn đầu rắn - sinh vật tiến hóa sau khoảng 40 triệu năm.
Mời độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch. Nguồn: VTV TSTC.