Một "kho báu" 500 triệu tuổi lộ diện khi các công nhân tình cờ phát hiện nhiều hóa thạch sinh vật cổ trong lúc thi công một tuyến đường cao tốc ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.Sau khi nhận được tin báo từ người dân, lực lượng chức năng cùng các chuyên gia đã nhanh chóng tới công trường. Sau khi kiểm tra, phân tích các hiện vật, họ xác định những thứ công nhân tìm thấy thực sự là hóa thạch sinh vật cổ xưa.Vì vậy, các chuyên gia đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa công trường để thuận tiện cho cuộc khai quật, tìm kiếm các hóa thạch khác đang vùi mình dưới đất.Nhờ vậy, các chuyên gia tìm thấy nhiều hóa thạch quý hiếm. Trong số này có các hóa thạch: E. glabrata, Iso Spinalis, Naroza, Acromium và Glossus. Ước tính, những hóa thạch này có niên đại khoảng 500 triệu tuổi.Trước đó, từ những năm 1990, một vài hóa thạch đã được phát hiện tại khu vực này. Do vậy, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã tới đây tìm kiếm hóa thạch với hy vọng tìm được báu vật quý, hiếm.Tuy nhiên, việc bảo tồn hóa thạch không phải là điều dễ dàng. Do bị phong hóa và xói mòn địa chất trong suốt nhiều thế kỷ nên hầu hết hóa thạch chỉ giữ lại được cấu trúc bộ xương ngoài trong khi cấu trúc bên trong bị phân hủy.Trong quá trình nghiên cứu hóa thạch, nếu các chuyên gia không có kế hoạch, phương pháp an toàn thì có thể khiến hóa thạch bị hư hại, thậm chí có nguy cơ phân hủy hoàn toàn.Vậy nên, để bảo tồn các hóa thạch, giới chức trách và các chuyên gia bàn bạc, nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp bảo quản tốt nhất. Nhờ đó, việc nghiên cứu hóa thạch sẽ giúp giải mã những bí ẩn về quá trình hình thành, tiến hóa của sinh vật trên Trái đất.Mời độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch. Nguồn: VTV TSTC.
Một "kho báu" 500 triệu tuổi lộ diện khi các công nhân tình cờ phát hiện nhiều hóa thạch sinh vật cổ trong lúc thi công một tuyến đường cao tốc ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Sau khi nhận được tin báo từ người dân, lực lượng chức năng cùng các chuyên gia đã nhanh chóng tới công trường. Sau khi kiểm tra, phân tích các hiện vật, họ xác định những thứ công nhân tìm thấy thực sự là hóa thạch sinh vật cổ xưa.
Vì vậy, các chuyên gia đề nghị cơ quan chức năng phong tỏa công trường để thuận tiện cho cuộc khai quật, tìm kiếm các hóa thạch khác đang vùi mình dưới đất.
Nhờ vậy, các chuyên gia tìm thấy nhiều hóa thạch quý hiếm. Trong số này có các hóa thạch: E. glabrata, Iso Spinalis, Naroza, Acromium và Glossus. Ước tính, những hóa thạch này có niên đại khoảng 500 triệu tuổi.
Trước đó, từ những năm 1990, một vài hóa thạch đã được phát hiện tại khu vực này. Do vậy, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã tới đây tìm kiếm hóa thạch với hy vọng tìm được báu vật quý, hiếm.
Tuy nhiên, việc bảo tồn hóa thạch không phải là điều dễ dàng. Do bị phong hóa và xói mòn địa chất trong suốt nhiều thế kỷ nên hầu hết hóa thạch chỉ giữ lại được cấu trúc bộ xương ngoài trong khi cấu trúc bên trong bị phân hủy.
Trong quá trình nghiên cứu hóa thạch, nếu các chuyên gia không có kế hoạch, phương pháp an toàn thì có thể khiến hóa thạch bị hư hại, thậm chí có nguy cơ phân hủy hoàn toàn.
Vậy nên, để bảo tồn các hóa thạch, giới chức trách và các chuyên gia bàn bạc, nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp bảo quản tốt nhất. Nhờ đó, việc nghiên cứu hóa thạch sẽ giúp giải mã những bí ẩn về quá trình hình thành, tiến hóa của sinh vật trên Trái đất.
Mời độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch. Nguồn: VTV TSTC.