Ϲác nhà khoa học từ Đại học bang Arizonɑ (ASU) và Đại học Chicago (Mỹ) cho biết nếu một ngôi sao được xếp vào dạng " sao cacbua", tức là tỉ lệ carbon trên oxy trong thành phần cao, giàu hợp chất silic cacbua (SiC), nó sẽ sinh ra một dạng hành tinh có thành phần chính là kim cương và silica.Tiến sĩ Harrison Allen-Sutter từ Trường Khám phá Trái Đất và không gian của ASU, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích rằng khi các ngôi sao được hình thành, chúng sinh ra từ cùng một đám mây khí, do đó thành phần của chúng sẽ tương tự nhau.Người ta dùng tỉ lệ carbon trên oxy để phân loại sao theo thành phần. Nhưng các ngôi sao cacbua sẽ có "con" là các hành tinh có lõi bằng hợp kim sắt – carbon.Còn thành phần chính tạo ra các lớp bên ngoài là… kim cương và silica (một loại tinh thể siêu cứng, tồn tại trên Trái Đất dưới nhiều dạng, trong đó nổi tiếng nhất là thạch anh).Để khẳng định lần nữa điều này, các tác giả đã thí nghiệm tại 2 đơn vị là Phòng thí nghiệm Shim về Trái Đất và hành tinh và Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Illinois.Họ sử dụng nhiệt độ và áp suất cực cao để biến silic cacbua thành kim cương và silica. Phản ứng này đồng thời tạo ra metan và hydro.Tuy quý giá, nhưng các hành tinh kim cương này sẽ khó có thể có sự sống.Bởi kim cương và tinh thể silica quá cứng, khi nó đã tạo thành một khối rắn chắc, hoạt động địa chất khó mà xảy ra ở đây.Mà như nhiều nghiên cứu trước đây về Trái Đất đã chứng minh, chính hoạt động địa chất mà điển hình là quá trình kiến tạo mảng đầy biến động đã cho phép duy trì khí quyển với những thành phần phù hợp và áp suất đủ để nước được duy trì ở dạng lỏng.Nhiều thế giới ngoài hành tinh trông như một kho tàng lơ lửng trong vũ trụ: chúng có nhiều kim cương, ngọc quý còn hơn là đất và sắt trên trái đất.
Ϲác nhà khoa học từ Đại học bang Arizonɑ (ASU) và Đại học Chicago (Mỹ) cho biết nếu một ngôi sao được xếp vào dạng " sao cacbua", tức là tỉ lệ carbon trên oxy trong thành phần cao, giàu hợp chất silic cacbua (SiC), nó sẽ sinh ra một dạng hành tinh có thành phần chính là kim cương và silica.
Tiến sĩ Harrison Allen-Sutter từ Trường Khám phá Trái Đất và không gian của ASU, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích rằng khi các ngôi sao được hình thành, chúng sinh ra từ cùng một đám mây khí, do đó thành phần của chúng sẽ tương tự nhau.
Người ta dùng tỉ lệ carbon trên oxy để phân loại sao theo thành phần. Nhưng các ngôi sao cacbua sẽ có "con" là các hành tinh có lõi bằng hợp kim sắt – carbon.
Còn thành phần chính tạo ra các lớp bên ngoài là… kim cương và silica (một loại tinh thể siêu cứng, tồn tại trên Trái Đất dưới nhiều dạng, trong đó nổi tiếng nhất là thạch anh).
Để khẳng định lần nữa điều này, các tác giả đã thí nghiệm tại 2 đơn vị là Phòng thí nghiệm Shim về Trái Đất và hành tinh và Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Illinois.
Họ sử dụng nhiệt độ và áp suất cực cao để biến silic cacbua thành kim cương và silica. Phản ứng này đồng thời tạo ra metan và hydro.
Tuy quý giá, nhưng các hành tinh kim cương này sẽ khó có thể có sự sống.
Bởi kim cương và tinh thể silica quá cứng, khi nó đã tạo thành một khối rắn chắc, hoạt động địa chất khó mà xảy ra ở đây.
Mà như nhiều nghiên cứu trước đây về Trái Đất đã chứng minh, chính hoạt động địa chất mà điển hình là quá trình kiến tạo mảng đầy biến động đã cho phép duy trì khí quyển với những thành phần phù hợp và áp suất đủ để nước được duy trì ở dạng lỏng.
Nhiều thế giới ngoài hành tinh trông như một kho tàng lơ lửng trong vũ trụ: chúng có nhiều kim cương, ngọc quý còn hơn là đất và sắt trên trái đất.