Theo đó, hai hành tinh được gọi là "Mặt trăng con" xuất hiện trên vành đai sao Thổ có tên gọi khoa học là Tethys và Janus. Chúng được bắt gặp bởi tàu vũ trụ Cassini của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).
Bức ảnh được chụp vào ngày 27/10/2015 nhưng mãi đến gần đây mới được công bố. Hai Mặt trăng con trên sao Thổ này có kích cỡ hoàn toàn khác nhau và đều xuất hiện ngẫu nhiên trên vành đai sao Thổ.
Trong đó, hành tinh Tethys có đường kính 1.062 km, có dạng hình cầu, sở hữu kích thước khổng lồ.
Hành tinh Janus có đường kính 179 km, có kích thước nhỏ hơn và hoạt động khá bất thường.
Để có được bức ảnh này, kính viễn vọng tàu Cassini của NASA phải tiếp cận ở vị trí 593.000 dặm, tương đương 955.000km và zoom độ phân giải tới 6km cho mỗi pixel.
“Để có sự xuất hiện đặc biệt này, chắc chắn sao Thổ đã phát ra một lực hấp dẫn nào đó để giúp hai mặt trăng con di chuyển và ổn định trên vành đai của mình. Hoặc cũng có thể, hai hành tinh này đang cố gắng tiếp cận một thứ gì đó trên sao Thổ”. - Các chuyên gia thuộc trung tâm NASA nói trong một thông cáo báo chí.
Trước mắt, tàu Cassini sẽ tiếp tục sứ mệnh thăm dò sao Thổ và Mặt Trăng đồng thời sẽ có những lí giải chính xác về hiện tượng này vào tháng 9/2017.