Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh tìm ra ví dụ cổ xưa nhất về hình phạt chặt chân của Trung Quốc cổ đại sau khi phân tích hài cốt một phụ nữ được tìm thấy trong ngôi mộ gần Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây.Đây là nơi khai sinh ra nền văn minh nhà Chu, được biết đến với tên gọi "quê hương của đồ đồng" do tìm thấy số lượng lớn bình lọ, ngoài ra còn có giáp cốt và mộ.Chặt một hoặc cả hai bàn chân là một trong 5 hình phạt của Trung Quốc cổ đại - hệ thống trừng phạt hà khắc tồn tại suốt gần 1.000 năm và chấm dứt vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Các hình phạt thay đổi theo thời gian, nhưng thường gồm xăm mình (mo), cắt mũi (yi), chặt chân (yue), tịnh thân (gong), xử tử (dapi).Hài cốt người phụ nữ cụt chân được tìm thấy trong chuyến khai quật từ năm 1999 nhưng không được nghiên cứu kỹ vì các nhà khảo cổ khi đó quan tâm hơn đến việc tìm kiếm hiện vật.Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Li Nan tại Đại học Bắc Kinh, cho biết, những tiến bộ khoa học công nghệ gần đây đã khiến việc nghiên cứu kỹ hài cốt này trở nên đáng giá.Phân tích tia X cho thấy hài cốt thuộc về một phụ nữ 30 - 35 tuổi, bị cắt bỏ bàn chân phải. Đôi khi người mắc các bệnh như tiểu đường, phong, ung thư và người bị bỏng nóng hoặc bỏng lạnh phải cắt bỏ tay chân của mình.Tuy nhiên, phân tích về mật độ xương và cấu trúc các bộ phận khác của hài cốt đã loại trừ khả năng mắc bệnh. Việc cắt cụt chân cũng gây ra những biến dạng nghiêm trọng với xương chày và xương mác. Điều này cho thấy đây không phải là một cuộc phẫu thuật y tế."Dựa vào phân tích y sinh của hài cốt và hình ảnh về nạn nhân chịu hình phạt yue khắc trên các lọ đồng khai quật từ những ngôi mộ gần đó, có thể xác định rằng đây là một ví dụ về yue, đồng thời là ví dụ cổ xưa nhất từng ghi nhận", Li cho biết."Có một nguyên tắc quan trọng trong hình phạt yue, đó là người phạm tội nhẹ sẽ bị chặt bàn chân trái còn người phạm tội nặng bị chặt bàn chân phải. Có vẻ như chủ nhân ngôi mộ ở Thiểm Tây đã phạm trọng tội", Li nói thêm.Nhiều trường hợp trong số những nạn nhân chịu phạt đã chết. Người sống sót cũng trải qua cuộc sống khốn khổ, bị người khác xa lánh, coi thường, và thường kiếm sống rất chật vật.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh tìm ra ví dụ cổ xưa nhất về hình phạt chặt chân của Trung Quốc cổ đại sau khi phân tích hài cốt một phụ nữ được tìm thấy trong ngôi mộ gần Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây.
Đây là nơi khai sinh ra nền văn minh nhà Chu, được biết đến với tên gọi "quê hương của đồ đồng" do tìm thấy số lượng lớn bình lọ, ngoài ra còn có giáp cốt và mộ.
Chặt một hoặc cả hai bàn chân là một trong 5 hình phạt của Trung Quốc cổ đại - hệ thống trừng phạt hà khắc tồn tại suốt gần 1.000 năm và chấm dứt vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Các hình phạt thay đổi theo thời gian, nhưng thường gồm xăm mình (mo), cắt mũi (yi), chặt chân (yue), tịnh thân (gong), xử tử (dapi).
Hài cốt người phụ nữ cụt chân được tìm thấy trong chuyến khai quật từ năm 1999 nhưng không được nghiên cứu kỹ vì các nhà khảo cổ khi đó quan tâm hơn đến việc tìm kiếm hiện vật.
Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Li Nan tại Đại học Bắc Kinh, cho biết, những tiến bộ khoa học công nghệ gần đây đã khiến việc nghiên cứu kỹ hài cốt này trở nên đáng giá.
Phân tích tia X cho thấy hài cốt thuộc về một phụ nữ 30 - 35 tuổi, bị cắt bỏ bàn chân phải. Đôi khi người mắc các bệnh như tiểu đường, phong, ung thư và người bị bỏng nóng hoặc bỏng lạnh phải cắt bỏ tay chân của mình.
Tuy nhiên, phân tích về mật độ xương và cấu trúc các bộ phận khác của hài cốt đã loại trừ khả năng mắc bệnh. Việc cắt cụt chân cũng gây ra những biến dạng nghiêm trọng với xương chày và xương mác. Điều này cho thấy đây không phải là một cuộc phẫu thuật y tế.
"Dựa vào phân tích y sinh của hài cốt và hình ảnh về nạn nhân chịu hình phạt yue khắc trên các lọ đồng khai quật từ những ngôi mộ gần đó, có thể xác định rằng đây là một ví dụ về yue, đồng thời là ví dụ cổ xưa nhất từng ghi nhận", Li cho biết.
"Có một nguyên tắc quan trọng trong hình phạt yue, đó là người phạm tội nhẹ sẽ bị chặt bàn chân trái còn người phạm tội nặng bị chặt bàn chân phải. Có vẻ như chủ nhân ngôi mộ ở Thiểm Tây đã phạm trọng tội", Li nói thêm.
Nhiều trường hợp trong số những nạn nhân chịu phạt đã chết. Người sống sót cũng trải qua cuộc sống khốn khổ, bị người khác xa lánh, coi thường, và thường kiếm sống rất chật vật.