Phát hiện gây bất ngờ về lỗ đen ẩn nấp trong thiên hà

Google News

(Kiến Thức) - Vùng trung tâm các thiên hà nhỏ có thể che giấu một số lỗ đen kích cỡ trung bình rất khó để phát hiện được. Các lỗ đen thuộc loại trung bình này rất khó có thể phát hiện vì chúng có màu đen.

Các nhà thiên văn học phát hiện nhiều ví dụ về hai loại lỗ đen: lỗ đen có khối lượng sao (nhỏ, trung bình) và lỗ đen siêu lớn.

Các lỗ đen có khối lượng sao lớn gấp vài lần khối lượng của mặt trời và được cho là phát sinh khi các sao khổng lồ tự chết, sụp đổ, trong khi các lỗ đen khổng lồ có khối lượng từ hàng triệu đến hàng tỷ lần khối lượng mặt trời tạo thành rất nhiều trong các thiên hà lớn.

Mới đây, một giả thuyết liên quan đến các lỗ đen có khối lượng trung bình – đó là những lỗ đen có khối lượng từ 100 đến 1 triệu lần khối lượng mặt trời có thể tồn tại ẩn mình trong các thiên hà nhỏ.

Nguồn ảnh: Phys. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng họ có thể đã phát hiện 10 lỗ đen khối lượng trung bình nằm trong trung tâm các các thiên hà, bao gồm năm lỗ đen chưa từng được biết trước đó.

Lỗ đen khối lượng trung bình khá là phổ biến trong vũ trụ, nhưng rất khó có thể phát hiện được vì chúng có màu đen, khiến chúng khó nhìn thấy trong vùng đen tối của không gian.

Mời quý vị xem video: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào lỗ đen vũ trụ?

Một cách để phát hiện lỗ đen này là gián tiếp tìm kiếm các lõi thiên hà cực kỳ sáng. Công việc trước đây gợi ý rằng cái gọi là "hạt nhân thiên hà đang hoạt động" này có khả năng là tạo ra những lỗ khối lượng trung bình nhờ những đám mây khí khổng lồ "tích lũy" hoặc rơi vào chúng.

Để tìm kiếm các lỗ đen có khối lượng trung bình trong lần phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về khoảng 1 triệu thiên hà trong cuộc khảo sát bầu trời ở đài quan sát tia X Chandra.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)