Ngay từ năm 1917, G. Curtiss, người được mệnh danh là "cha đẻ của ô tô bay", đã phát minh ra chiếc ô tô bay đầu tiên trên thế giới có tên là Autoplane. Tuy nhiên, do hạn chế bởi trình độ công nghệ lúc bấy giờ, Autoplane chỉ bay được một đoạn ngắn.Điều này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà phát minh sau này. Vào năm 1937, Waldo Waterman cũng đã thử chế tạo một chiếc xe bay tên là Arrowbiled. Với sự hạn chế của công nghệ, đương nhiên chiếc xe bay này vẫn thất bại.Đến năm 1946, một kỹ sư tên là Robert Fulton đã phát minh ra một chiếc xe bay có tên gọi là Airphibian, với phần cánh và đuôi có thể tháo rời cùng cánh quạt lồng vào thân xe. Sản phẩm này đã được Cục hàng không Dân dụng Mỹ chứng nhận khi có thể bay thành công với tốc độ 190 km/h và cũng có thể chạy bình thường với tốc độ 80 km/h trên mặt đất. Tuy nhiên, giá thành đắt đỏ đã khiến chiếc xe bày không thể trở thành một phương tiện phổ biến.Đến năm 1949, chiếc ô tô bay có tên là Aerocar được kỹ sư người Mỹ Moulton Taylor sáng chế đã được thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, chỉ có 6 chiếc ô tô bay Aerocar được sản xuất.Những thất bại của người đi trước đã tạo tiền đề để công nghệ của thời đại này bắt đầu hiện thực hoá oto bay. Vào năm 2018, Boeing đã mua lại công ty công nghệ hàng không Aurora Flight Sciences, thành lập bộ phận Boeing Next và thông báo khởi động lại kế hoạch ô tô bay.Mặc dù tới nay đã có nhiều sản phẩm thử nghiệm oto bay nhưng theo hai nhà phân tích của Gartner là Kimberly Harris-Ferrante và Michael Ramsey, các rào cản kỹ thuật và quy định sẽ hạn chế việc xe bay trở nên phổ biến.Hai nhà phân tích này cũng cho rằng, tất cả phương tiện bay trên không phận đều sẽ được quy định rất chặt chẽ bởi luật pháp. Số lượng chuyến bay cũng sẽ được giới hạn để đảm bảo việc kiểm soát tốt không lưu và không phận. Thế nên, việc ô tô bay phổ biến trong tương lai là điều khó khả thi.Ngày 29/7/2020, bang New Hampshire (Mỹ) đã chính thức thông qua điều luật “House Bill 118” hay còn gọi là “Dự luật giao thông vận tải Jetson”, cho phép ô tô bay có thể cơ động hợp pháp trên các tuyến đường công cộng. Tuy nhiên, dự luật mới được thông qua hiện không cho phép những chiếc ô tô bay có thể lấy đà cất cánh khi đang lưu thông trên đường bộ, mà chỉ cho phép chúng hoạt động như một phương tiện truyền thống trên đường bộ để từ đó có thể di chuyển tới các bãi cất cánh riêng biệt khi có nhu cầu bay lên không trung.Mới đây nhất Sky Drive Inc. đã thử nghiệm thành công mẫu xe bay của mình vào hôm 25/8 tại trung tâm thử nghiệm Toyota Test Field. Những tín hiệu đáng mừng của công nghệ hi vọng sẽ sớm hiện thực hoá oto bay trên đường phố.
Ngay từ năm 1917, G. Curtiss, người được mệnh danh là "cha đẻ của ô tô bay", đã phát minh ra chiếc ô tô bay đầu tiên trên thế giới có tên là Autoplane. Tuy nhiên, do hạn chế bởi trình độ công nghệ lúc bấy giờ, Autoplane chỉ bay được một đoạn ngắn.
Điều này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà phát minh sau này. Vào năm 1937, Waldo Waterman cũng đã thử chế tạo một chiếc xe bay tên là Arrowbiled. Với sự hạn chế của công nghệ, đương nhiên chiếc xe bay này vẫn thất bại.
Đến năm 1946, một kỹ sư tên là Robert Fulton đã phát minh ra một chiếc xe bay có tên gọi là Airphibian, với phần cánh và đuôi có thể tháo rời cùng cánh quạt lồng vào thân xe. Sản phẩm này đã được Cục hàng không Dân dụng Mỹ chứng nhận khi có thể bay thành công với tốc độ 190 km/h và cũng có thể chạy bình thường với tốc độ 80 km/h trên mặt đất. Tuy nhiên, giá thành đắt đỏ đã khiến chiếc xe bày không thể trở thành một phương tiện phổ biến.
Đến năm 1949, chiếc ô tô bay có tên là Aerocar được kỹ sư người Mỹ Moulton Taylor sáng chế đã được thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, chỉ có 6 chiếc ô tô bay Aerocar được sản xuất.
Những thất bại của người đi trước đã tạo tiền đề để công nghệ của thời đại này bắt đầu hiện thực hoá oto bay. Vào năm 2018, Boeing đã mua lại công ty công nghệ hàng không Aurora Flight Sciences, thành lập bộ phận Boeing Next và thông báo khởi động lại kế hoạch ô tô bay.
Mặc dù tới nay đã có nhiều sản phẩm thử nghiệm oto bay nhưng theo hai nhà phân tích của Gartner là Kimberly Harris-Ferrante và Michael Ramsey, các rào cản kỹ thuật và quy định sẽ hạn chế việc xe bay trở nên phổ biến.
Hai nhà phân tích này cũng cho rằng, tất cả phương tiện bay trên không phận đều sẽ được quy định rất chặt chẽ bởi luật pháp. Số lượng chuyến bay cũng sẽ được giới hạn để đảm bảo việc kiểm soát tốt không lưu và không phận. Thế nên, việc ô tô bay phổ biến trong tương lai là điều khó khả thi.
Ngày 29/7/2020, bang New Hampshire (Mỹ) đã chính thức thông qua điều luật “House Bill 118” hay còn gọi là “Dự luật giao thông vận tải Jetson”, cho phép ô tô bay có thể cơ động hợp pháp trên các tuyến đường công cộng. Tuy nhiên, dự luật mới được thông qua hiện không cho phép những chiếc ô tô bay có thể lấy đà cất cánh khi đang lưu thông trên đường bộ, mà chỉ cho phép chúng hoạt động như một phương tiện truyền thống trên đường bộ để từ đó có thể di chuyển tới các bãi cất cánh riêng biệt khi có nhu cầu bay lên không trung.
Mới đây nhất Sky Drive Inc. đã thử nghiệm thành công mẫu xe bay của mình vào hôm 25/8 tại trung tâm thử nghiệm Toyota Test Field. Những tín hiệu đáng mừng của công nghệ hi vọng sẽ sớm hiện thực hoá oto bay trên đường phố.