NASA cho biết, kết quả thăm dò của tàu vũ trụ Juno cho thấy siêu bão Vết Đỏ Lớn nổi tiếng của Sao Mộc sâu một cách đáng ngạc nhiên.Cho dù đã bị thu nhỏ lại đáng kể trong những năm qua, con "quái vật" màu đỏ này vẫn sâu từ 350 đến hơn 480 km và có đường kính 16.000 km.Mô hình 3D của cơn bão cho thấy với độ sâu đó, Vết Đỏ Lớn thừa mạnh mẽ để nuốt gọn Trái Đất và các hành tinh đá khác của hệ Mặt Trời, nếu như hành tinh của chúng ta tiến tới gần.Tiến sĩ Scott Bolton từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI) - nhà nghiên cứu chính của sứ mệnh Juno, cho biết ngoài cơn bão màu đỏ còn có hàng ngàn cơn bão khổng lồ khác hoành hành trong "biển mây" của Sao Mộc, tất cả đều sâu hơn so với dự kiến ban đầu.Siêu bão Vết Đỏ Lớn được ghi nhận lần đầu vào năm 1831. Một phép đo đạc nhiều năm sau đó (khoảng cuối thế kỷ 19) cho thấy cơn bão khổng lồ có đường kính 56.000 km, đủ để nuốt chửng 4 trái đất được xếp cạnh nhau.Thế nhưng, vào năm 2017, người ta ước tính đường kính này chỉ còn 16.000 km, tức 1,3 lần đường kính trái đất. Cho đến nay, nó tiếp tục bị thu hẹp.Kể từ năm 2014, siêu bão ngày càng hiển thị rõ dưới ống kính với màu đỏ cam. Các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận chính thức cho điều này nhưng đoán rằng có thể những chất hóa học trong cơn bão đang bay cao hơn và bị tác động bởi bức xạ tia cực tím nên trông đậm màu hơn.Phát hiện mới này góp phần đưa đến cái nhìn tổng quan về cách bầu khí quyển dày đặc của Sao Mộc hoạt động.Là hành tinh khí gần chúng ta nhất, Sao Mộc là "cánh cửa sổ" dẫn ra thế giới của dạng hành tinh khác biệt so với các thế giới như Trái Đất, vốn có lớp khí quyển chiếm chủ yếu khối lượng của hành tinh thay vì lớp vỏ và lớp phủ như hành tinh của chúng ta.Bên dưới Vết Đỏ Lớn là cơn bão mang tên Vết Đỏ Nhỏ. Theo hình ảnh mới, nó đang dần chuyển sang màu sắc giống Vết Đỏ Lớn.Juno đã có tổng cộng 37 chuyến bay quanh quỹ đạo của Sao Mộc và hiện tại đang cố gắng đo độ sâu của các cơn lốc xoáy.Cũng nhờ Juno, các nhà khoa học biết được rằng hành tinh có một bầu khí quyển giàu amoniac và cả hơi nước. NASA từng tuyên bố thế giới này vẫn có khả năng sở hữu một "dạng sống kỳ lạ" dù đầy bão tố.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
NASA cho biết, kết quả thăm dò của tàu vũ trụ Juno cho thấy siêu bão Vết Đỏ Lớn nổi tiếng của Sao Mộc sâu một cách đáng ngạc nhiên.
Cho dù đã bị thu nhỏ lại đáng kể trong những năm qua, con "quái vật" màu đỏ này vẫn sâu từ 350 đến hơn 480 km và có đường kính 16.000 km.
Mô hình 3D của cơn bão cho thấy với độ sâu đó, Vết Đỏ Lớn thừa mạnh mẽ để nuốt gọn Trái Đất và các hành tinh đá khác của hệ Mặt Trời, nếu như hành tinh của chúng ta tiến tới gần.
Tiến sĩ Scott Bolton từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI) - nhà nghiên cứu chính của sứ mệnh Juno, cho biết ngoài cơn bão màu đỏ còn có hàng ngàn cơn bão khổng lồ khác hoành hành trong "biển mây" của Sao Mộc, tất cả đều sâu hơn so với dự kiến ban đầu.
Siêu bão Vết Đỏ Lớn được ghi nhận lần đầu vào năm 1831. Một phép đo đạc nhiều năm sau đó (khoảng cuối thế kỷ 19) cho thấy cơn bão khổng lồ có đường kính 56.000 km, đủ để nuốt chửng 4 trái đất được xếp cạnh nhau.
Thế nhưng, vào năm 2017, người ta ước tính đường kính này chỉ còn 16.000 km, tức 1,3 lần đường kính trái đất. Cho đến nay, nó tiếp tục bị thu hẹp.
Kể từ năm 2014, siêu bão ngày càng hiển thị rõ dưới ống kính với màu đỏ cam. Các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận chính thức cho điều này nhưng đoán rằng có thể những chất hóa học trong cơn bão đang bay cao hơn và bị tác động bởi bức xạ tia cực tím nên trông đậm màu hơn.
Phát hiện mới này góp phần đưa đến cái nhìn tổng quan về cách bầu khí quyển dày đặc của Sao Mộc hoạt động.
Là hành tinh khí gần chúng ta nhất, Sao Mộc là "cánh cửa sổ" dẫn ra thế giới của dạng hành tinh khác biệt so với các thế giới như Trái Đất, vốn có lớp khí quyển chiếm chủ yếu khối lượng của hành tinh thay vì lớp vỏ và lớp phủ như hành tinh của chúng ta.
Bên dưới Vết Đỏ Lớn là cơn bão mang tên Vết Đỏ Nhỏ. Theo hình ảnh mới, nó đang dần chuyển sang màu sắc giống Vết Đỏ Lớn.
Juno đã có tổng cộng 37 chuyến bay quanh quỹ đạo của Sao Mộc và hiện tại đang cố gắng đo độ sâu của các cơn lốc xoáy.
Cũng nhờ Juno, các nhà khoa học biết được rằng hành tinh có một bầu khí quyển giàu amoniac và cả hơi nước. NASA từng tuyên bố thế giới này vẫn có khả năng sở hữu một "dạng sống kỳ lạ" dù đầy bão tố.