Năm 2017, trong lúc làm việc trên một cánh đồng thuộc vùng Central Tablelands ở bang New South Wales, đông nam Australia, nông dân Nigel McGrath tình cờ tìm thấy những chiếc lá hóa thạch gần như nguyên vẹn được bảo quản trong đá.Phát hiện này đã mở ra cánh cửa dẫn đến một trong những bộ sưu tập đáng kinh ngạc nhất về sự sống cổ đại trong thế Trung Tân, cách đây 5,33 đến 23,03 triệu năm.Kho báu cổ sinh vật học với hàng ngàn mẫu vật này đã tái hiện sống động một "Trái Tim Xanh" cổ đại, hoàn toàn trái ngược với thế giới hoang vu và khô cằn thực tại.Các sinh vật được bảo tồn trong các phiến đá quý giá tại đây bao gồm nhiều loài nhện, côn trùng, cá, thực vật và cả những chiếc lông chim như mới rụng xuống ngày hôm qua."Các hóa thạch chúng tôi tìm thấy chứng minh rằng khu vực này từng là một khu rừng nhiệt đới - ôn đới với sự sống rất phong phú.", nhà cổ sinh vật học Matthew McCurry từ Viện nghiên cứu Bảo tàng Úc cho biết.Nhiều hóa thạch vừa tìm thấy là mới đối với khoa học, bao gồm nhện "cửa sập", ve sầu khổng lồ, ong bắp cày cổ đại và nhiều loài cá lạ.Mức độ bảo tồn của các hóa thạch khu vực này được đánh giá là tốt nhất thế giới, với những côn trùng nguyên vẹn đến từng chi tiết nhỏ, những chiếc lông vũ tinh xảo, những chiếc lá còn rõ cả từng nét gân...Tổ hợp hóa thạch, được đặt tên là McGraths Flat, được xếp vào loại Lagerstätte, là loại hóa thạch hàng đầu. Phân tích sâu hơn một số mẫu, các nhà khoa học thậm chí tìm thấy các mô mềm hay sốc hơn là quan sát được các cấu trúc nội bào.Điểm đặc biệt khác là loại đá bảo tồn hóa thạch là đá giàu sắt goethite, không phải là loại đá thường lưu giữ các hóa thạch. Goethite là thứ cực kỳ phổ biến trên Sao Hỏa, góp phần tạo nên màu đỏ đặc trưng của hành tinh và là bằng chứng sống động cho thấy Sao Hỏa từng có nước.Các nhà khoa học tin rằng các sinh vật này đã được "ướp xác" khi các mạch nước ngầm giàu sắt rút vào một hố rãnh và sự kết tủa của các khoáng chất sắt đã bao bọc lấy các sinh vật bị rơi xuống nước, khiến chúng giữ được trạng thái hoàn toàn nguyên vẹn.Ngoài ra, các cấu trúc nội bào như melanosome, thứ cung cấp cho các mô sắc tố, được bảo tồn nguyên vẹn, sẽ giúp các nhà khoa học tái hiện lại đàn sinh vật chân thực nhất với sắc màu chuẩn."Chúng ta đang chứng kiến sự biến đổi khí hậu mạnh mẽ. Để dự đoán những gì sắp xảy ra, cách tốt nhất là tìm hiểu những thay đổi tương tự trong quá khứ. Hệ động thực vật trong thế Trung Tân khá giống với những gì chúng ta có bây giờ", Michael Frese - đồng tác giả nói về tầm quan trọng của phát hiện mới.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV.
Năm 2017, trong lúc làm việc trên một cánh đồng thuộc vùng Central Tablelands ở bang New South Wales, đông nam Australia, nông dân Nigel McGrath tình cờ tìm thấy những chiếc lá hóa thạch gần như nguyên vẹn được bảo quản trong đá.
Phát hiện này đã mở ra cánh cửa dẫn đến một trong những bộ sưu tập đáng kinh ngạc nhất về sự sống cổ đại trong thế Trung Tân, cách đây 5,33 đến 23,03 triệu năm.
Kho báu cổ sinh vật học với hàng ngàn mẫu vật này đã tái hiện sống động một "Trái Tim Xanh" cổ đại, hoàn toàn trái ngược với thế giới hoang vu và khô cằn thực tại.
Các sinh vật được bảo tồn trong các phiến đá quý giá tại đây bao gồm nhiều loài nhện, côn trùng, cá, thực vật và cả những chiếc lông chim như mới rụng xuống ngày hôm qua.
"Các hóa thạch chúng tôi tìm thấy chứng minh rằng khu vực này từng là một khu rừng nhiệt đới - ôn đới với sự sống rất phong phú.", nhà cổ sinh vật học Matthew McCurry từ Viện nghiên cứu Bảo tàng Úc cho biết.
Nhiều hóa thạch vừa tìm thấy là mới đối với khoa học, bao gồm nhện "cửa sập", ve sầu khổng lồ, ong bắp cày cổ đại và nhiều loài cá lạ.
Mức độ bảo tồn của các hóa thạch khu vực này được đánh giá là tốt nhất thế giới, với những côn trùng nguyên vẹn đến từng chi tiết nhỏ, những chiếc lông vũ tinh xảo, những chiếc lá còn rõ cả từng nét gân...
Tổ hợp hóa thạch, được đặt tên là McGraths Flat, được xếp vào loại Lagerstätte, là loại hóa thạch hàng đầu. Phân tích sâu hơn một số mẫu, các nhà khoa học thậm chí tìm thấy các mô mềm hay sốc hơn là quan sát được các cấu trúc nội bào.
Điểm đặc biệt khác là loại đá bảo tồn hóa thạch là đá giàu sắt goethite, không phải là loại đá thường lưu giữ các hóa thạch. Goethite là thứ cực kỳ phổ biến trên Sao Hỏa, góp phần tạo nên màu đỏ đặc trưng của hành tinh và là bằng chứng sống động cho thấy Sao Hỏa từng có nước.
Các nhà khoa học tin rằng các sinh vật này đã được "ướp xác" khi các mạch nước ngầm giàu sắt rút vào một hố rãnh và sự kết tủa của các khoáng chất sắt đã bao bọc lấy các sinh vật bị rơi xuống nước, khiến chúng giữ được trạng thái hoàn toàn nguyên vẹn.
Ngoài ra, các cấu trúc nội bào như melanosome, thứ cung cấp cho các mô sắc tố, được bảo tồn nguyên vẹn, sẽ giúp các nhà khoa học tái hiện lại đàn sinh vật chân thực nhất với sắc màu chuẩn.
"Chúng ta đang chứng kiến sự biến đổi khí hậu mạnh mẽ. Để dự đoán những gì sắp xảy ra, cách tốt nhất là tìm hiểu những thay đổi tương tự trong quá khứ. Hệ động thực vật trong thế Trung Tân khá giống với những gì chúng ta có bây giờ", Michael Frese - đồng tác giả nói về tầm quan trọng của phát hiện mới.