Kepler-1708 b-i là vật thể không gian thứ hai được phát hiện có lẽ là một ngoại mặt trăng, hay mặt trăng nằm ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.Mặt trăng khổng lồ này được phát hiện đang quay quanh một hành tinh có kích cỡ bằng sao Mộc mang tên Kepler 1708b, nằm cách Trái đất 5.500 năm ánh sáng.Nếu đặt bên cạnh Trái Đất và mặt trăng, hành tinh Kepler-1708 b và siêu trăng Kepler-1708 b-i của nó trông như thế giới của người khổng lồ trong thần thoại.Kepler-1708 có bán kính hơn Trái Đất cả chục lần, mặt trăng của nó so với mặt trăng của chúng ta cũng vậy. Kết quả tính toán chi tiết cho thấy đường kính của mặt trăng này hơn chính Trái Đất 2,6 lần.Đây là lần thứ hai Phó giáo sư thiên văn học David Kipping, đồng thời là người đứng đầu phòng nghiên cứu Cool Worlds thuộc Đại học Columbia cùng đội ngũ của ông phát hiện ra một ngoại mặt trăng.Trước đó, vào năm 2017, họ đã tìm thấy Kepler 1625 b-i, một siêu mặt trăng còn to lớn hơn hoặc bằng Sao Hải Vương, quay quanh một hành tinh gấp vài lần Sao Mộc và cách chúng ta 8.000 năm ánh sáng.Tuy nhiên sự tồn tại của cả 2 mặt trăng ngoài hệ Mặt Trời này vẫn đang gây tranh cãi, bởi một số nhà khoa học cho rằng dấu hiệu mờ nhạt của chúng có thể đơn giản là do tín hiệu bị nhiễu.Nguyên nhân là vì chúng đều quá xa xôi nên mọi quan sát đều có nguy cơ dẫn đến sai lầm. Những mặt trăng khổng lồ này phải được hình thành khác với mặt trăng của Trái Đất.Có lẽ chúng đã tích tụ khí từ hành tinh mẹ của chúng, hoặc bản thân chúng từng là một hành tinh nhưng cuối cùng bị bắt cóc bởi trường hấp dẫn khổng lồ của hành tinh mẹ.Mặt trăng đầu tiên ngoài hệ Mặt Trời Kepler-1625b đã được các nhà khoa học phát hiện sau hơn 30 ngày quan sát các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời bằng kính thiên văn Kepler.Sau đó, họ sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để theo dõi độ sáng của hành tinh này trong 40 giờ liên tiếp. Khi Kepler-1625b bay qua bề mặt ngôi sao chủ ở phía kính Hubble, nhóm nghiên cứu nhận thấy độ sáng của hành tinh giảm mạnh trong khoảng 3,5 giờ.Các nhà khoa học tin rằng sự giảm sáng này là do một mặt trăng đồng hành cùng hành tinh gây ra, tuy nhiên họ cần thêm thời gian để theo dõi và xác nhận.Mời các bạn xem video: Phát hiện hành tinh gần chúng ta nhất có thể có sự sống. Nguồn: THĐT
Kepler-1708 b-i là vật thể không gian thứ hai được phát hiện có lẽ là một ngoại mặt trăng, hay mặt trăng nằm ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.
Mặt trăng khổng lồ này được phát hiện đang quay quanh một hành tinh có kích cỡ bằng sao Mộc mang tên Kepler 1708b, nằm cách Trái đất 5.500 năm ánh sáng.
Nếu đặt bên cạnh Trái Đất và mặt trăng, hành tinh Kepler-1708 b và siêu trăng Kepler-1708 b-i của nó trông như thế giới của người khổng lồ trong thần thoại.
Kepler-1708 có bán kính hơn Trái Đất cả chục lần, mặt trăng của nó so với mặt trăng của chúng ta cũng vậy. Kết quả tính toán chi tiết cho thấy đường kính của mặt trăng này hơn chính Trái Đất 2,6 lần.
Đây là lần thứ hai Phó giáo sư thiên văn học David Kipping, đồng thời là người đứng đầu phòng nghiên cứu Cool Worlds thuộc Đại học Columbia cùng đội ngũ của ông phát hiện ra một ngoại mặt trăng.
Trước đó, vào năm 2017, họ đã tìm thấy Kepler 1625 b-i, một siêu mặt trăng còn to lớn hơn hoặc bằng Sao Hải Vương, quay quanh một hành tinh gấp vài lần Sao Mộc và cách chúng ta 8.000 năm ánh sáng.
Tuy nhiên sự tồn tại của cả 2 mặt trăng ngoài hệ Mặt Trời này vẫn đang gây tranh cãi, bởi một số nhà khoa học cho rằng dấu hiệu mờ nhạt của chúng có thể đơn giản là do tín hiệu bị nhiễu.
Nguyên nhân là vì chúng đều quá xa xôi nên mọi quan sát đều có nguy cơ dẫn đến sai lầm. Những mặt trăng khổng lồ này phải được hình thành khác với mặt trăng của Trái Đất.
Có lẽ chúng đã tích tụ khí từ hành tinh mẹ của chúng, hoặc bản thân chúng từng là một hành tinh nhưng cuối cùng bị bắt cóc bởi trường hấp dẫn khổng lồ của hành tinh mẹ.
Mặt trăng đầu tiên ngoài hệ Mặt Trời Kepler-1625b đã được các nhà khoa học phát hiện sau hơn 30 ngày quan sát các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời bằng kính thiên văn Kepler.
Sau đó, họ sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble để theo dõi độ sáng của hành tinh này trong 40 giờ liên tiếp. Khi Kepler-1625b bay qua bề mặt ngôi sao chủ ở phía kính Hubble, nhóm nghiên cứu nhận thấy độ sáng của hành tinh giảm mạnh trong khoảng 3,5 giờ.
Các nhà khoa học tin rằng sự giảm sáng này là do một mặt trăng đồng hành cùng hành tinh gây ra, tuy nhiên họ cần thêm thời gian để theo dõi và xác nhận.