Một “lỗ hổng hình phễu” được phát hiện tại một điểm ở Bắc Cực giống như một khoảng không kỳ lạ gây nhiễu tín hiệu vô tuyến và định vị GPS trong khu vực. Theo NASA, “lỗ hổng” này thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của vệ tinh và các tàu vũ trụ hoạt động quanh quỹ đạo Trái đất.Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên họ phát hiện ra hiện tượng bất thường này ở bầu khí quyển Bắc Cực và cũng chưa rõ nó xuất hiện từ bao giờ cũng như nguyên nhân hình thành.“Điều kỳ lạ nhất là bất kỳ máy bay nào đi qua khu vực xuất hiện “lỗ hổng” đều bị giảm tốc độ”, NASA cho biết thêm.Các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao “lỗ hổng” trên lại xuất hiện, cũng như những tác động tiêu cực của nó. NASA đặt giả thuyết rằng, “lỗ hổng” ở Bắc Cực có liên quan đến hiệu ứng điện từ xảy ra trong tầng điện ly.Cơ quan này cũng dự đoán, “lỗ hổng” ở Bắc Cực có thể gây ảnh hưởng xấu tới từ trường ở cực Bắc Trái đất. Vùng từ trường này có tác dụng ngăn chặn các dòng hạt tích điện có hại từ Mặt trời, bảo vệ sự sống ở Trái Đất.“Lỗ hổng” này mỗi ngày chỉ mở ra một lần vào buổi trưa theo giờ địa phương, khi Mặt trời lên cao nhất. Chúng tôi dự định sẽ bắn một tên lửa mang theo vệ tinh lên không trung để theo dõi nó”, NASA cho hay.Tầng điện ly (TĐL) là lớp bên trên của khí quyển, là biên giới cuối cùng của hành tinh chúng ta. TĐL là một tập hợp các lớp của khí quyển Trái Đất ở độ cao từ 60 - 1.500km.Có thể nói, TĐL là một phần quan trọng trong cấu trúc khí quyển Trái Đất và mang trong mình những thông tin về hoạt động của hành tinh chúng ta trong hệ Mặt Trời nói riêng và vũ trụ nói chung.TĐL phản xạ các tín hiệu vô tuyến, quyết định sự truyền sóng radio. Nó còn có tác động lớn đến sự thu nhận tín hiệu GPS.Trước khi tín hiệu vệ tinh GPS đến mặt đất, đầu tiên nó phải vượt qua tầng khí mang điện tích này, bị bẻ cong đường đi, phản xạ và bị suy yếu.Tầng điện ly có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của nhân loại. Ví dụ, nhờ lớp này mà chúng ta có thể truyền sóng vô tuyến đến những nơi khác nhau trên hành tinh. Chúng ta cũng có thể gửi tín hiệu giữa vệ tinh và Trái đất.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC
Một “lỗ hổng hình phễu” được phát hiện tại một điểm ở Bắc Cực giống như một khoảng không kỳ lạ gây nhiễu tín hiệu vô tuyến và định vị GPS trong khu vực.
Theo NASA, “lỗ hổng” này thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của vệ tinh và các tàu vũ trụ hoạt động quanh quỹ đạo Trái đất.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên họ phát hiện ra hiện tượng bất thường này ở bầu khí quyển Bắc Cực và cũng chưa rõ nó xuất hiện từ bao giờ cũng như nguyên nhân hình thành.
“Điều kỳ lạ nhất là bất kỳ máy bay nào đi qua khu vực xuất hiện “lỗ hổng” đều bị giảm tốc độ”, NASA cho biết thêm.
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao “lỗ hổng” trên lại xuất hiện, cũng như những tác động tiêu cực của nó. NASA đặt giả thuyết rằng, “lỗ hổng” ở Bắc Cực có liên quan đến hiệu ứng điện từ xảy ra trong tầng điện ly.
Cơ quan này cũng dự đoán, “lỗ hổng” ở Bắc Cực có thể gây ảnh hưởng xấu tới từ trường ở cực Bắc Trái đất. Vùng từ trường này có tác dụng ngăn chặn các dòng hạt tích điện có hại từ Mặt trời, bảo vệ sự sống ở Trái Đất.
“Lỗ hổng” này mỗi ngày chỉ mở ra một lần vào buổi trưa theo giờ địa phương, khi Mặt trời lên cao nhất. Chúng tôi dự định sẽ bắn một tên lửa mang theo vệ tinh lên không trung để theo dõi nó”, NASA cho hay.
Tầng điện ly (TĐL) là lớp bên trên của khí quyển, là biên giới cuối cùng của hành tinh chúng ta. TĐL là một tập hợp các lớp của khí quyển Trái Đất ở độ cao từ 60 - 1.500km.
Có thể nói, TĐL là một phần quan trọng trong cấu trúc khí quyển Trái Đất và mang trong mình những thông tin về hoạt động của hành tinh chúng ta trong hệ Mặt Trời nói riêng và vũ trụ nói chung.
TĐL phản xạ các tín hiệu vô tuyến, quyết định sự truyền sóng radio. Nó còn có tác động lớn đến sự thu nhận tín hiệu GPS.
Trước khi tín hiệu vệ tinh GPS đến mặt đất, đầu tiên nó phải vượt qua tầng khí mang điện tích này, bị bẻ cong đường đi, phản xạ và bị suy yếu.