Sao Mộc là hành tinh lớn nhất hệ Mặt trời. Tính đến tháng 2/2023, sao Mộc được ghi nhận có 92 Mặt trăng. Theo đó, sao Mộc chính thức trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất hệ Mặt trời.Các mặt trăng lớn nhất của sao Mộc được gọi là mặt trăng Galilean. Chúng được nhà thiên văn học lừng danh thế giới Galileo Galilei phát hiện vào năm 1610. Bốn mặt trăng đó là: Io, Europa, Ganymede và Callisto.Mới đây, một nhóm các nhà thiên văn học do nhà khoa học hành tinh Carver Bierson của Đại học Bang Arizona (Mỹ) dẫn đầu đã công bố phát hiện mới về 4 mặt trăng Galilean của sao Mộc.Theo nhóm chuyên gia, 4 mặt trăng Galilean của sao Mộc có nhiều yếu tố tiềm năng cho sự sống. Họ cho rằng, vào thuở sơ khai, những mặt trăng Galilean có thể có nước lỏng.Các nhà nghiên cứu đã lập mô hình tiến hóa của 4 mặt trăng Galilean từ thuở sơ khai của hệ Mặt trời. Khi ấy, những mặt trăng này xếp thành hàng xung quanh đường xích đạo của sao Mộc.Sau khi hình thành, sao Mộc tiến hóa như các hệ sao khác. Tuy nhiên, 4 mặt trăng Galilean nằm quá gần sao Mộc được cho có thể khiến chúng bị chiếu xạ mạnh hơn nhiều so với những gì nhận được từ Mặt trời.Sao Mộc thuở non trẻ có thể đã tiêu diệt các chất dễ bay hơn trên 4 mặt trăng Galilean, bao gồm làm nước bốc hơi.Hậu quả là những yếu tố thích hợp cho sự sống hình thành và phát triển trên các mặt trăng Galilean dần dần biến đổi và trở thành môi trường khắc nghiệt nên không sinh vật nào có thể sinh tồn.Trước đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra 4 mặt trăng Galilean của sao Mộc có thể hỗ trợ sự sống. Trong số này, NASA từng nghiên cứu mặt trăng Europa và ví thiên thể này như một "trái đất khác" sau khi phát hiện ra hệ thống sông, hồ, núi non... y hệt hành tinh xanh.Mời độc giả xem video: Sốc: Tàu mẹ của người ngoài hành tinh có thể ở trong hệ Mặt trời. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất hệ Mặt trời. Tính đến tháng 2/2023, sao Mộc được ghi nhận có 92 Mặt trăng. Theo đó, sao Mộc chính thức trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất hệ Mặt trời.
Các mặt trăng lớn nhất của sao Mộc được gọi là mặt trăng Galilean. Chúng được nhà thiên văn học lừng danh thế giới Galileo Galilei phát hiện vào năm 1610. Bốn mặt trăng đó là: Io, Europa, Ganymede và Callisto.
Mới đây, một nhóm các nhà thiên văn học do nhà khoa học hành tinh Carver Bierson của Đại học Bang Arizona (Mỹ) dẫn đầu đã công bố phát hiện mới về 4 mặt trăng Galilean của sao Mộc.
Theo nhóm chuyên gia, 4 mặt trăng Galilean của sao Mộc có nhiều yếu tố tiềm năng cho sự sống. Họ cho rằng, vào thuở sơ khai, những mặt trăng Galilean có thể có nước lỏng.
Các nhà nghiên cứu đã lập mô hình tiến hóa của 4 mặt trăng Galilean từ thuở sơ khai của hệ Mặt trời. Khi ấy, những mặt trăng này xếp thành hàng xung quanh đường xích đạo của sao Mộc.
Sau khi hình thành, sao Mộc tiến hóa như các hệ sao khác. Tuy nhiên, 4 mặt trăng Galilean nằm quá gần sao Mộc được cho có thể khiến chúng bị chiếu xạ mạnh hơn nhiều so với những gì nhận được từ Mặt trời.
Sao Mộc thuở non trẻ có thể đã tiêu diệt các chất dễ bay hơn trên 4 mặt trăng Galilean, bao gồm làm nước bốc hơi.
Hậu quả là những yếu tố thích hợp cho sự sống hình thành và phát triển trên các mặt trăng Galilean dần dần biến đổi và trở thành môi trường khắc nghiệt nên không sinh vật nào có thể sinh tồn.
Trước đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra 4 mặt trăng Galilean của sao Mộc có thể hỗ trợ sự sống. Trong số này, NASA từng nghiên cứu mặt trăng Europa và ví thiên thể này như một "trái đất khác" sau khi phát hiện ra hệ thống sông, hồ, núi non... y hệt hành tinh xanh.
Mời độc giả xem video: Sốc: Tàu mẹ của người ngoài hành tinh có thể ở trong hệ Mặt trời. Nguồn: Kienthuc.net.vn.