Địa phương Changma ở tây bắc Trung Quốc là một địa điểm quan trọng đối với các nhà cổ sinh vật học để nghiên cứu sự tiến hóa của các loài chim. Đây cũng là địa điểm hóa thạch chim thời Đại Trung sinh phong phú thứ hai trên thế giới, nhưng hơn một nửa số hóa thạch được tìm thấy ở đó thuộc về Gansus yumenensis, một loài chim thủy sinh sống cách đây khoảng 120 triệu năm trước (kỷ Phấn trắng sớm).Tiến sĩ Hai-Lu You, một nhà cổ sinh vật học của Viện Cổ sinh vật học và Môi trường Cổ sinh tại Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết: “Gansus yumenensis là loài chim Mesozoi thực sự đầu tiên được biết đến trên thế giới. Việc xác định hóa thạch nào là của Gansus yumenensis và hóa thạch nào không phải là một việc khó”.Sáu mẫu vật mới từ địa điểm Changma chủ yếu chỉ là hộp sọ và cổ, các bộ phận khác không được bảo quản trọn vẹn chủ yếu của loài chim Gansus yumenensis. Các hóa thạch cũng bị đập vỡ phần nào do thời gian chúng nằm sâu trong Trái đất, điều này khiến việc phân tích chúng trở nên khó khăn.Tiến sĩ Jingmai O'Connor, nhà cổ sinh vật học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Negaunee thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Chicago, phối hợp với Viện Cổ sinh vật học và Môi trường Cổ sinh Trung Quốc cho biết: “Đó là một quá trình dài và vất vả”.“Trong 6 mẫu vật hóa thạch chim tiền sử, có 2 mẫu vật khác biệt đặc trưng cho hai loài chim cổ đại mới giúp chúng ta nâng cao hiểu biết về các loài chim ở kỷ Phấn trắng qua sự kết hợp của các đặc điểm răng mà chúng tôi chưa từng thấy ở bất kỳ loài chim cổ đại nào khác”, Tiến sĩ Jingmai O'Connor nói.“Hai hóa thạch mới này có thể thuộc về những loài chim khá được yêu thích gần giống với các loài chim hiện đại. Hai mẫu hộp sọ mới này giúp lấp đầy khoảng trống đó trong kiến thức của chúng tôi về các loài chim cổ đại từng sinh sống tại địa điểm này, và cũng như giúp hiểu biết rõ hơn về sự tiến hóa của loài chim nói chung".Hai mẫu vật hóa thạch được coi là các loài chim cổ đại mới mà nhóm đặc tên là Meemannavis ductrix và Brevidentavis zhangi. Trong đó, giống như Gansus yumenensis, cả Meemannavis ductrix và Brevidentavis zhangi đều là chim thuộc chi ornithuromorph và giống như các loài chim ngày nay, Meemannavis ductrix không có răng.Nhưng Brevidentavis zhangi có những chiếc răng nhỏ giống như cái chốt xếp sát nhau trong miệng. Cùng với những chiếc răng đó là một đặc điểm kỳ lạ khác.Tiến sĩ O'Connor nói: “Brevidentavis zhangi là một loài chim thuộc bộ giáp có răng, và ở loài chim có răng, có một chiếc xương nhỏ ở phía trước hàm chuyên dùng để săn mồi sát thủ".
Địa phương Changma ở tây bắc Trung Quốc là một địa điểm quan trọng đối với các nhà cổ sinh vật học để nghiên cứu sự tiến hóa của các loài chim. Đây cũng là địa điểm hóa thạch chim thời Đại Trung sinh phong phú thứ hai trên thế giới, nhưng hơn một nửa số hóa thạch được tìm thấy ở đó thuộc về Gansus yumenensis, một loài chim thủy sinh sống cách đây khoảng 120 triệu năm trước (kỷ Phấn trắng sớm).
Tiến sĩ Hai-Lu You, một nhà cổ sinh vật học của Viện Cổ sinh vật học và Môi trường Cổ sinh tại Học viện Khoa học Trung Quốc cho biết: “Gansus yumenensis là loài chim Mesozoi thực sự đầu tiên được biết đến trên thế giới. Việc xác định hóa thạch nào là của Gansus yumenensis và hóa thạch nào không phải là một việc khó”.
Sáu mẫu vật mới từ địa điểm Changma chủ yếu chỉ là hộp sọ và cổ, các bộ phận khác không được bảo quản trọn vẹn chủ yếu của loài chim Gansus yumenensis. Các hóa thạch cũng bị đập vỡ phần nào do thời gian chúng nằm sâu trong Trái đất, điều này khiến việc phân tích chúng trở nên khó khăn.
Tiến sĩ Jingmai O'Connor, nhà cổ sinh vật học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Negaunee thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Chicago, phối hợp với Viện Cổ sinh vật học và Môi trường Cổ sinh Trung Quốc cho biết: “Đó là một quá trình dài và vất vả”.
“Trong 6 mẫu vật hóa thạch chim tiền sử, có 2 mẫu vật khác biệt đặc trưng cho hai loài chim cổ đại mới giúp chúng ta nâng cao hiểu biết về các loài chim ở kỷ Phấn trắng qua sự kết hợp của các đặc điểm răng mà chúng tôi chưa từng thấy ở bất kỳ loài chim cổ đại nào khác”, Tiến sĩ Jingmai O'Connor nói.
“Hai hóa thạch mới này có thể thuộc về những loài chim khá được yêu thích gần giống với các loài chim hiện đại. Hai mẫu hộp sọ mới này giúp lấp đầy khoảng trống đó trong kiến thức của chúng tôi về các loài chim cổ đại từng sinh sống tại địa điểm này, và cũng như giúp hiểu biết rõ hơn về sự tiến hóa của loài chim nói chung".
Hai mẫu vật hóa thạch được coi là các loài chim cổ đại mới mà nhóm đặc tên là Meemannavis ductrix và Brevidentavis zhangi.
Trong đó, giống như Gansus yumenensis, cả Meemannavis ductrix và Brevidentavis zhangi đều là chim thuộc chi ornithuromorph và giống như các loài chim ngày nay, Meemannavis ductrix không có răng.
Nhưng Brevidentavis zhangi có những chiếc răng nhỏ giống như cái chốt xếp sát nhau trong miệng. Cùng với những chiếc răng đó là một đặc điểm kỳ lạ khác.
Tiến sĩ O'Connor nói: “Brevidentavis zhangi là một loài chim thuộc bộ giáp có răng, và ở loài chim có răng, có một chiếc xương nhỏ ở phía trước hàm chuyên dùng để săn mồi sát thủ".