Chim quạ thông (Garrulus glandarius) dài 31-34 cm, là loài định cư hiếm tại Đông Bắc, phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (dễ gặp tại VQG Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, khu vực Đà Lạt). Loài chim họ Quạ này sống ở rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, rừng thông và rừng rụng lá.Chim giẻ cùi (Urocissa erythrorhyncha) dài 65-68 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là rừng rụng lá, rừng thường xanh, rừng tre nứa, thỉnh thoảng ghi nhận ở rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng trồng lá kim.Chim giẻ cùi vàng (Urocissa whiteheadi) dài 45-56 cm, là loài định cư tương đối phổ biến, phân bố tại các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Bắc Trung Bộ (VQG Cúc Phương, Bạch Mã). Loài này sống ở rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh.Chim giẻ cùi xanh (Cissa chinensis) dài 37-41 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, không phổ biến tại Nam Bộ. Sinh cảnh của loài chim họ Quạ này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá.Chim giẻ cùi bụng vàng (Cissa hypoleuca) dài 31-35 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yang Sin, Cát Tiên). Chúng sống ở rừng thường xanh, bán thường xanh, rừng tre nứa.Chim choàng choạc hung (Dendrocitta vagabunda) dài 46-50 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Loài chim này sống trong rừng khô rụng lá, rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh, thỉnh thoảng gặp ở rừng trồng.Chim choàng choạc xám (Dendrocitta formosae) dài 36-40 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của loài này là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh.Chim khách (Crypsirina temia) dài 31-33cm, là loài định cư tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng hỗn giao rụng lá, rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, khu vực trống trải, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, cây bụi ven biển.Chim khách đuôi cờ (Temnurus temnurus) dài 33-36 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ, có thể gặp tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã). Sinh cảnh của chugns là rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh, rừng tre nứa.Chim ác là (Pica pica) dài 43-48 cm, là loài định cư, hiếm đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Trung và Nam Trung Bộ (dễ gặp tại khu BTTN Du Già, Quản Bạ, Trùng Khánh). Chúng sống ở bỉa rừng, đất canh tác, rừng trồng, thường đi theo đàn nhỏ. Là loài Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam.Chim quạ khoang (Corvus torquatus) dài 52-55 cm, là loài định cư hiếm tại Đông Bắc (có thể quan sát tạ Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, dễ gặp tại khu BTTN Trung Khánh). Loài chim này sống ở các khu vực trống trải, đất canh tác có cây gỗ rải rác, ven biển, chủ yếu ở nơi đất thấp.Chim quạ đen (Corvus macrorhynchos) dài 47-50 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước. Loài quạ điển hình này sống trong các khu vực rừng, đất có cây gỗ trống trải, khu canh tác, thành thị, rừng ngập mặn.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Chim quạ thông (Garrulus glandarius) dài 31-34 cm, là loài định cư hiếm tại Đông Bắc, phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (dễ gặp tại VQG Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, khu vực Đà Lạt). Loài chim họ Quạ này sống ở rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, rừng thông và rừng rụng lá.
Chim giẻ cùi (Urocissa erythrorhyncha) dài 65-68 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là rừng rụng lá, rừng thường xanh, rừng tre nứa, thỉnh thoảng ghi nhận ở rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng trồng lá kim.
Chim giẻ cùi vàng (Urocissa whiteheadi) dài 45-56 cm, là loài định cư tương đối phổ biến, phân bố tại các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Bắc Trung Bộ (VQG Cúc Phương, Bạch Mã). Loài này sống ở rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh.
Chim giẻ cùi xanh (Cissa chinensis) dài 37-41 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, không phổ biến tại Nam Bộ. Sinh cảnh của loài chim họ Quạ này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá.
Chim giẻ cùi bụng vàng (Cissa hypoleuca) dài 31-35 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yang Sin, Cát Tiên). Chúng sống ở rừng thường xanh, bán thường xanh, rừng tre nứa.
Chim choàng choạc hung (Dendrocitta vagabunda) dài 46-50 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Loài chim này sống trong rừng khô rụng lá, rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh, thỉnh thoảng gặp ở rừng trồng.
Chim choàng choạc xám (Dendrocitta formosae) dài 36-40 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của loài này là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh.
Chim khách (Crypsirina temia) dài 31-33cm, là loài định cư tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng hỗn giao rụng lá, rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, khu vực trống trải, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, cây bụi ven biển.
Chim khách đuôi cờ (Temnurus temnurus) dài 33-36 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Nam Bộ, có thể gặp tại VQG Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã). Sinh cảnh của chugns là rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh, rừng tre nứa.
Chim ác là (Pica pica) dài 43-48 cm, là loài định cư, hiếm đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Trung và Nam Trung Bộ (dễ gặp tại khu BTTN Du Già, Quản Bạ, Trùng Khánh). Chúng sống ở bỉa rừng, đất canh tác, rừng trồng, thường đi theo đàn nhỏ. Là loài Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam.
Chim quạ khoang (Corvus torquatus) dài 52-55 cm, là loài định cư hiếm tại Đông Bắc (có thể quan sát tạ Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, dễ gặp tại khu BTTN Trung Khánh). Loài chim này sống ở các khu vực trống trải, đất canh tác có cây gỗ rải rác, ven biển, chủ yếu ở nơi đất thấp.
Chim quạ đen (Corvus macrorhynchos) dài 47-50 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước. Loài quạ điển hình này sống trong các khu vực rừng, đất có cây gỗ trống trải, khu canh tác, thành thị, rừng ngập mặn.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.