Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tin rằng tại trung tâm của Dải Ngân hà ẩn chứa một lỗ đen "quái vật" có tên là "Sagittarius A". lỗ đen cách Trái đất khoảng 27.000 năm ánh sáng.Tuy nhiên, các lỗ đen rất khó nắm bắt vì chúng không phát ra bất kỳ ánh sáng nào nên các nhà thiên văn học phải sáng tạo ra cách để nghiên cứu chúng.Mới đây, dự án Kính thiên văn chân trời sự kiện (EHT) đã tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về lỗ đen Sagittarius A. Hình ảnh mới được tiết lộ dựa trên những quan sát về ánh sáng. Kỹ thuật này cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn cơ bản về "bóng của lỗ đen".Các nhà thiên văn học cho biết, lỗ đen ở tâm Dải Ngân hà vừa chụp ảnh được lớn gấp 4 triệu lần Mặt trời. Hệ Mặt trời nằm ở một trong những nhánh xoắn ốc Dải Ngân hà, do đó Trái đất ở rất xa trung tâm thiên hà này."Với hình ảnh (Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện hoặc EHT), chúng tôi đã phóng to lên gần hơn một nghìn lần so với những quỹ đạo mà trọng lực phát triển mạnh hơn một triệu lần......Ở khoảng cách gần này, lỗ đen tăng tốc vật chất gần bằng tốc độ ánh sáng và bẻ cong đường đi của các photon trong (không gian-thời gian) bị bẻ cong", Michael Johnson, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian cho biết.Đặc biệt, theo Geoffrey Bower - nhà khoa học thuộc dự án EHT từ Viện Thiên văn và Vật lý thiên văn, Academia Sinica, Đài Bắc, nhóm nghiên cứu đã rất bất ngờ khi thấy kích thước của lỗ đen phù hợp với những dự đoán từ Thuyết tương đối rộng của Einstein."Những quan sát chưa từng có giúp củng cố hiểu biết của nhân loại về những gì xảy ra tại chính (trung tâm) thiên hà của chúng ta và cung cấp những hiểu biết mới về cách các lỗ đen khổng lồ tương tác với môi trường xung quanh" - ông cho biết thêm.Kính thiên văn chân trời sự kiện được biết đến là một mạng lưới toàn cầu gồm các đài quan sát phối hợp hoạt động giống như một kính thiên văn có kích thước bằng Trái đất.Bên cạnh hình ảnh về lỗ đen "quái vật" mới, các nhà khoa học làm việc trong dự án EHT cũng công bố 6 bài báo phân tích kết quả sẽ được công bố trong thời gian tới.Có ba loại lỗ đen trong vũ trụ: Lỗ đen Stellar, loại lỗ đen nhỏ nhất, lỗ đen Intermediate, đây là lỗ đen cỡ vừa và cuối cùng là các lỗ đen Supermassive siêu lớn, có thể nuốt chửng Mặt trời của chúng ta dễ dàng.Sự xuất hiện của một lỗ đen không thể thực sự quan sát cũng giống như không có gì có thể thoát khỏi vòng xoáy lực hút của nó, lực hấp dẫn của nó là không thể tưởng tượng nổi.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tin rằng tại trung tâm của Dải Ngân hà ẩn chứa một lỗ đen "quái vật" có tên là "Sagittarius A". lỗ đen cách Trái đất khoảng 27.000 năm ánh sáng.
Tuy nhiên, các lỗ đen rất khó nắm bắt vì chúng không phát ra bất kỳ ánh sáng nào nên các nhà thiên văn học phải sáng tạo ra cách để nghiên cứu chúng.
Mới đây, dự án Kính thiên văn chân trời sự kiện (EHT) đã tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về lỗ đen Sagittarius A. Hình ảnh mới được tiết lộ dựa trên những quan sát về ánh sáng. Kỹ thuật này cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn cơ bản về "bóng của lỗ đen".
Các nhà thiên văn học cho biết, lỗ đen ở tâm Dải Ngân hà vừa chụp ảnh được lớn gấp 4 triệu lần Mặt trời. Hệ Mặt trời nằm ở một trong những nhánh xoắn ốc Dải Ngân hà, do đó Trái đất ở rất xa trung tâm thiên hà này.
"Với hình ảnh (Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện hoặc EHT), chúng tôi đã phóng to lên gần hơn một nghìn lần so với những quỹ đạo mà trọng lực phát triển mạnh hơn một triệu lần...
...Ở khoảng cách gần này, lỗ đen tăng tốc vật chất gần bằng tốc độ ánh sáng và bẻ cong đường đi của các photon trong (không gian-thời gian) bị bẻ cong", Michael Johnson, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian cho biết.
Đặc biệt, theo Geoffrey Bower - nhà khoa học thuộc dự án EHT từ Viện Thiên văn và Vật lý thiên văn, Academia Sinica, Đài Bắc, nhóm nghiên cứu đã rất bất ngờ khi thấy kích thước của lỗ đen phù hợp với những dự đoán từ Thuyết tương đối rộng của Einstein.
"Những quan sát chưa từng có giúp củng cố hiểu biết của nhân loại về những gì xảy ra tại chính (trung tâm) thiên hà của chúng ta và cung cấp những hiểu biết mới về cách các lỗ đen khổng lồ tương tác với môi trường xung quanh" - ông cho biết thêm.
Kính thiên văn chân trời sự kiện được biết đến là một mạng lưới toàn cầu gồm các đài quan sát phối hợp hoạt động giống như một kính thiên văn có kích thước bằng Trái đất.
Bên cạnh hình ảnh về lỗ đen "quái vật" mới, các nhà khoa học làm việc trong dự án EHT cũng công bố 6 bài báo phân tích kết quả sẽ được công bố trong thời gian tới.
Có ba loại lỗ đen trong vũ trụ: Lỗ đen Stellar, loại lỗ đen nhỏ nhất, lỗ đen Intermediate, đây là lỗ đen cỡ vừa và cuối cùng là các lỗ đen Supermassive siêu lớn, có thể nuốt chửng Mặt trời của chúng ta dễ dàng.
Sự xuất hiện của một lỗ đen không thể thực sự quan sát cũng giống như không có gì có thể thoát khỏi vòng xoáy lực hút của nó, lực hấp dẫn của nó là không thể tưởng tượng nổi.