Thỏ nâu, còn gọi là thỏ rừng, thỏ Miến Điện (Lepus peguensis) là loài thỏ bản địa phổ biến nhất Việt Nam, phân bố hầu khắp các tỉnh từ Quảng Bình đến Tây Ninh, Đồng Nai, Long An. Ảnh: Wikipedia.Là loài động vật gặm nhấm có kích cỡ trung bình, thỏ trưởng thành nặng khoảng 2-4 kg, dài thân 38-50 cm, dài đuôi 6,5-8 cm. Lông thỏ mềm, mịn, toàn thân màu nâu mốc hoặc vàng xám, trừ phần bụng trắng đục, bàn chân và đuôi phớt trắng. Ảnh: Niran Anurakpongsathorn.Về mặt sinh thái học, thỏ nâu sống ở rừng thưa, khu vực có trảng cỏ và cây bụi, thích hợp nhất là vùng giáp ranh giữa rừng với bãi cỏ ven nương bãi. Ảnh: Wich'yanan L.Chúng sống thành đôi hay đàn nhỏ, kiếm ăn ở khu vực trống trải, ngủ trong bụi cây. Có hệ cơ - xương linh hoạt, thỏ nâu vận động đi lại nhanh nhẹn, chạy nhanh nhưng chóng mất sức, không duy trì được tốc độ trong thời gian dài. Ảnh: Jan Ebr.Kiếm ăn từ chập tối đến nửa đêm, thỏ nâu ăn nhiều lá chồi non của các loài thực vật rừng và cây trồng của con người. Sau khi ăn no chúng thường tập trung đùa giỡn trên bãi cỏ. Ảnh: ian_dugdale.Về mặt sinh sản, thỏ nâu đẻ từ mùa xuân đến mùa thu, mỗi năm 3 - 4 lứa. Mang thai 30 ngày, mỗi lứa 2 - 4 con. Con non sau 6 tháng thì trưởng thành sinh dục. Ảnh: John Roberts.Trên thế giới, thỏ nâu được ghi nhận ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Lào. Từ lâu nay, cư dân địa phương đã săn bắt loài thỏ này để lấy da lông và thịt. Một con thỏ có thể cho 0,2-0,3 m2 da lông, 0,8-1 kg thịt. Ảnh: Chotipong Sinayruraj.Hiện nay, số lượng thỏ nâu ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, còn nhiều. Khả năng phát triển tự nhiên của thỏ tốt. Các chuyên gia khuyến nghị cần khoanh nuôi thỏ để tăng nguồn thu lâm sản. Ảnh: robarbaqui.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Thỏ nâu, còn gọi là thỏ rừng, thỏ Miến Điện (Lepus peguensis) là loài thỏ bản địa phổ biến nhất Việt Nam, phân bố hầu khắp các tỉnh từ Quảng Bình đến Tây Ninh, Đồng Nai, Long An. Ảnh: Wikipedia.
Là loài động vật gặm nhấm có kích cỡ trung bình, thỏ trưởng thành nặng khoảng 2-4 kg, dài thân 38-50 cm, dài đuôi 6,5-8 cm. Lông thỏ mềm, mịn, toàn thân màu nâu mốc hoặc vàng xám, trừ phần bụng trắng đục, bàn chân và đuôi phớt trắng. Ảnh: Niran Anurakpongsathorn.
Về mặt sinh thái học, thỏ nâu sống ở rừng thưa, khu vực có trảng cỏ và cây bụi, thích hợp nhất là vùng giáp ranh giữa rừng với bãi cỏ ven nương bãi. Ảnh: Wich'yanan L.
Chúng sống thành đôi hay đàn nhỏ, kiếm ăn ở khu vực trống trải, ngủ trong bụi cây. Có hệ cơ - xương linh hoạt, thỏ nâu vận động đi lại nhanh nhẹn, chạy nhanh nhưng chóng mất sức, không duy trì được tốc độ trong thời gian dài. Ảnh: Jan Ebr.
Kiếm ăn từ chập tối đến nửa đêm, thỏ nâu ăn nhiều lá chồi non của các loài thực vật rừng và cây trồng của con người. Sau khi ăn no chúng thường tập trung đùa giỡn trên bãi cỏ. Ảnh: ian_dugdale.
Về mặt sinh sản, thỏ nâu đẻ từ mùa xuân đến mùa thu, mỗi năm 3 - 4 lứa. Mang thai 30 ngày, mỗi lứa 2 - 4 con. Con non sau 6 tháng thì trưởng thành sinh dục. Ảnh: John Roberts.
Trên thế giới, thỏ nâu được ghi nhận ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Lào. Từ lâu nay, cư dân địa phương đã săn bắt loài thỏ này để lấy da lông và thịt. Một con thỏ có thể cho 0,2-0,3 m2 da lông, 0,8-1 kg thịt. Ảnh: Chotipong Sinayruraj.
Hiện nay, số lượng thỏ nâu ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, còn nhiều. Khả năng phát triển tự nhiên của thỏ tốt. Các chuyên gia khuyến nghị cần khoanh nuôi thỏ để tăng nguồn thu lâm sản. Ảnh: robarbaqui.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.