Hoa đầu lâu: Loài thực vật kỳ lạ này có tên gọi rất đẹp: cây Kim Ngư Thảo, thường sống ở các vùng châu Âu, Mỹ và Bắc Phi. Mới nhìn qua, hoa của loài này khá đẹp với những cánh hồng đậm nhạt. Tuy vậy, khi phần cánh rụng xuống, cuống hoa lại tạo nên hình thù kỳ dị chẳng khác nào một chiếc đầu lâu. Hoa "vùng nhạy cảm": Với tên gọi Hydnora Africana, loài cây độc dị này có thể khiến người ta phải đỏ mặt khi chiêm ngưỡng. Sống ở những vùng đất khô hạn, chúng ký sinh lên rễ cây chủ và hút nước cùng chất dinh dưỡng trên đó. Hoa đôi môi: Với hình thù đặc biệt, loại hoa này thu hút sự chú ý của giới khoa học. Hoa đôi môi gợi cảm còn có tên khoa học là Psychotria Elata, được tìm thấy nhiều ở các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Nấm não: Sở dĩ có tên gọi như thế vì bề ngoài của loại nấm này chẳng khác gì với bộ não con người với những nếp gấp màu nâu. Nấm não cũng được sử dụng làm thức ăn, tuy vậy, người ta phải hết sức cẩn trọng vì một trong số chúng có độc. Nấm ruột non: Đây là loại nấm ký sinh mọc nhiều trên thân cây sưa, nhìn sơ bên ngoài, loài nấm này chẳng khác gì ruột non. Chúng mọc nhiều ở Anh, Ireland, lục địa châu Âu và Úc. Nấm ứa máu: Đây thực chất là nhựa nấm chảy ra bên ngoài, nhưng vì có màu đỏ nên trông không khác gì loài cây này đang chảy máu. Tuy không có độc nhưng không thường được sử dụng vì vị đắng.
Hoa đầu lâu: Loài thực vật kỳ lạ này có tên gọi rất đẹp: cây Kim Ngư Thảo, thường sống ở các vùng châu Âu, Mỹ và Bắc Phi. Mới nhìn qua, hoa của loài này khá đẹp với những cánh hồng đậm nhạt. Tuy vậy, khi phần cánh rụng xuống, cuống hoa lại tạo nên hình thù kỳ dị chẳng khác nào một chiếc đầu lâu.
Hoa "vùng nhạy cảm": Với tên gọi Hydnora Africana, loài cây độc dị này có thể khiến người ta phải đỏ mặt khi chiêm ngưỡng. Sống ở những vùng đất khô hạn, chúng ký sinh lên rễ cây chủ và hút nước cùng chất dinh dưỡng trên đó.
Hoa đôi môi: Với hình thù đặc biệt, loại hoa này thu hút sự chú ý của giới khoa học. Hoa đôi môi gợi cảm còn có tên khoa học là Psychotria Elata, được tìm thấy nhiều ở các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ.
Nấm não: Sở dĩ có tên gọi như thế vì bề ngoài của loại nấm này chẳng khác gì với bộ não con người với những nếp gấp màu nâu. Nấm não cũng được sử dụng làm thức ăn, tuy vậy, người ta phải hết sức cẩn trọng vì một trong số chúng có độc.
Nấm ruột non: Đây là loại nấm ký sinh mọc nhiều trên thân cây sưa, nhìn sơ bên ngoài, loài nấm này chẳng khác gì ruột non. Chúng mọc nhiều ở Anh, Ireland, lục địa châu Âu và Úc.
Nấm ứa máu: Đây thực chất là nhựa nấm chảy ra bên ngoài, nhưng vì có màu đỏ nên trông không khác gì loài cây này đang chảy máu. Tuy không có độc nhưng không thường được sử dụng vì vị đắng.