Tại Đài Loan, thậm chí có món bánh dứa iFong, nhái kiểu iPhone, với bao bì giống hệt vỏ đựng sản phẩm Apple. Để câu kéo khách hàng, không có gì khiến các hãng sản xuất chùn bước. Tại Trung Quốc, iPnoho 6, phiên bản iPhone 6 “lừa tình” với biểu tượng “táo cắn dở” trên vỏ máy đã được bày bán. Không chỉ có vậy, cuộc đua của các nhà mạng cũng đến hồi gay cấn. Verizon Wireless tuyên bố cho khách hàng đổi iPhone 4, 4S, 5, 5S, 5C được chiếc iPhone 6 mới bản 16GB. Thậm chí họ còn tặng mới iPhone 6 cho khách nâng cấp iPhone cũ và kí hợp đồng 2 năm với nhà mạng. “Chơi” hơn Verison, hãng AT&T (Mỹ) gây “sốc” với chiêu chấp nhận đổi bất kì điện thoại nào đều được iPhone 6 Plus, thậm chí khách sẽ nhận khoản tín dụng trị giá 300 USD. Nhà mạng chào miễn phí điện thoại mới nhất là chuyện rất hiếm. Cuộc cạnh tranh này chưa biết khi nào dừng lại, nhưng người tiêu dùng và Apple đang được lợi lớn nhất.Trong cuộc chiến dành thị phần trên thị trường smartphone, iPhone 6 là miếng mồi câu béo bở để các hãng dựa vào đó, kích cầu doanh số. Tập đoàn Sprint tung ra chiêu “iPhone cho cuộc sống”, với 70 USD mỗi tháng hòa mạng, khách hàng có thể thuê iPhone 6. Tung các chương trình, chiến dịch hút khách hàng bằng sản phẩm mới chưa ra thị trường có vẻ như là điều “điên rồ” nhất từ trước đến nay của nhiều nhà mạng. Thiết kế, sản xuất và phân phối phụ kiện đến hãng bán lẻ trước cả khi iPhone 6 được công bố thực sự là canh bạc lớn, song lại là phương án sống còn của nhiều hãng. Ăn theo iPhone 6, hãng JETech liều mình sản xuất dòng phụ kiện cao cấp dựa trên tin đồn iPhone 6.Griffin Technology - một hãng sản xuất phụ kiện khác - cũng đã sẵn sàng xuất xưởng rất nhiều mẫu vỏ cho iPhone 6, thậm chí có loại chống cát và mưa nhờ vào những thông tin thu thập về điện thoại. Đây là cuộc đua của các hãng, nhanh hơn, đúng hơn và thu lợi nhuận nhiều hơn.Không chỉ có vậy, quanh iPhone 6, hàng loạt dịch vụ nở rộ "như nấm sau mưa". Xếp hàng thuê, bán lại vị trí xếp hàng... giúp không ít người kiếm được khoản tiền lớn.
Tại Đài Loan, thậm chí có món bánh dứa iFong, nhái kiểu iPhone, với bao bì giống hệt vỏ đựng sản phẩm Apple.
Để câu kéo khách hàng, không có gì khiến các hãng sản xuất chùn bước. Tại Trung Quốc, iPnoho 6, phiên bản iPhone 6 “lừa tình” với biểu tượng “táo cắn dở” trên vỏ máy đã được bày bán.
Không chỉ có vậy, cuộc đua của các nhà mạng cũng đến hồi gay cấn. Verizon Wireless tuyên bố cho khách hàng đổi iPhone 4, 4S, 5, 5S, 5C được chiếc iPhone 6 mới bản 16GB. Thậm chí họ còn tặng mới iPhone 6 cho khách nâng cấp iPhone cũ và kí hợp đồng 2 năm với nhà mạng.
“Chơi” hơn Verison, hãng AT&T (Mỹ) gây “sốc” với chiêu chấp nhận đổi bất kì điện thoại nào đều được iPhone 6 Plus, thậm chí khách sẽ nhận khoản tín dụng trị giá 300 USD. Nhà mạng chào miễn phí điện thoại mới nhất là chuyện rất hiếm. Cuộc cạnh tranh này chưa biết khi nào dừng lại, nhưng người tiêu dùng và Apple đang được lợi lớn nhất.
Trong cuộc chiến dành thị phần trên thị trường smartphone, iPhone 6 là miếng mồi câu béo bở để các hãng dựa vào đó, kích cầu doanh số. Tập đoàn Sprint tung ra chiêu “iPhone cho cuộc sống”, với 70 USD mỗi tháng hòa mạng, khách hàng có thể thuê iPhone 6.
Tung các chương trình, chiến dịch hút khách hàng bằng sản phẩm mới chưa ra thị trường có vẻ như là điều “điên rồ” nhất từ trước đến nay của nhiều nhà mạng.
Thiết kế, sản xuất và phân phối phụ kiện đến hãng bán lẻ trước cả khi iPhone 6 được công bố thực sự là canh bạc lớn, song lại là phương án sống còn của nhiều hãng. Ăn theo iPhone 6, hãng JETech liều mình sản xuất dòng phụ kiện cao cấp dựa trên tin đồn iPhone 6.
Griffin Technology - một hãng sản xuất phụ kiện khác - cũng đã sẵn sàng xuất xưởng rất nhiều mẫu vỏ cho iPhone 6, thậm chí có loại chống cát và mưa nhờ vào những thông tin thu thập về điện thoại. Đây là cuộc đua của các hãng, nhanh hơn, đúng hơn và thu lợi nhuận nhiều hơn.
Không chỉ có vậy, quanh iPhone 6, hàng loạt dịch vụ nở rộ "như nấm sau mưa". Xếp hàng thuê, bán lại vị trí xếp hàng... giúp không ít người kiếm được khoản tiền lớn.