Tinh vân Boomerang. Các nhà thiên văn học quốc tế xác nhận tinh vân Boomerang, cách trái đất 5.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Centaurus, là vùng lạnh lẽo nhất trong vũ trụ với nhiệt độ vào khoảng -272,2 độ C. Tinh vân này có hình dáng kỳ lạ giống chiếc đồng hồ cát. Boomerang là một tinh vân tiền hành tinh, đại diện cho một giai đoạn trong vòng đời của một ngôi sao trước giai đoạn tinh vân hành tinh. Mặt trăng. Nhiệt độ thấp nhất từng đo được trong hệ mặt trời là ở trên Mặt trăng. Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng của NASA đã đo nhiệt độ thấp đến – 240 độ C trong những miệng hố bị che phủ vĩnh viễn ở gần cực nam mặt trăng. Sao Diêm Vương. Sao Diêm Vương là hành tinh thứ chín trong Hệ Mặt trời. Sao Diêm Vương có quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4—7.4 tỷ km) từ Mặt Trời. Nhiệt độ trung bình ở đây vào khoảng -230 độ C. Hành tinh OGLE-BLG-390L. Đây là hành tinh ngoài hệ Mặt trời có nhiệt độ bề mặt là âm 364 độ F ( -220 độ C). Hành tinh này lớn gấp 5,5 lần Trái đất và được cho là chứa toàn đá. Quỹ đạo của nó xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ, cách trái đất khoảng 28.000 năm ánh sáng. Tiểu hành tinh Sedna. Tiểu hành tinh mới này nằm cách mặt trời hơn 13 tỷ km và nhiệt độ của nó chưa bao giờ vượt quá âm 240 độ C. Trong quỹ đạo của mình, Sedna thường ở khoảng cách lớn hơn mọi thiên thể đang được xem xét để công nhận là hành tinh lùn.Hải Vương tinh. Sao Hải Vương là hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất trong Thái Dương hệ. Nhiệt độ bề mặt khoảng -218 độ C. Hành tinh này cũng có một lượng băng cực lớn tạo thành từ nước và các chất khí đóng băng. Các nhà thiên văn học vì thế có lúc gọi Sao Hải Vương là “người khổng lồ băng giá”
Tinh vân Boomerang. Các nhà thiên văn học quốc tế xác nhận tinh vân Boomerang, cách trái đất 5.000 năm ánh sáng, trong chòm sao Centaurus, là vùng lạnh lẽo nhất trong vũ trụ với nhiệt độ vào khoảng -272,2 độ C. Tinh vân này có hình dáng kỳ lạ giống chiếc đồng hồ cát. Boomerang là một tinh vân tiền hành tinh, đại diện cho một giai đoạn trong vòng đời của một ngôi sao trước giai đoạn tinh vân hành tinh.
Mặt trăng. Nhiệt độ thấp nhất từng đo được trong hệ mặt trời là ở trên Mặt trăng. Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng của NASA đã đo nhiệt độ thấp đến – 240 độ C trong những miệng hố bị che phủ vĩnh viễn ở gần cực nam mặt trăng.
Sao Diêm Vương. Sao Diêm Vương là hành tinh thứ chín trong Hệ Mặt trời. Sao Diêm Vương có quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4—7.4 tỷ km) từ Mặt Trời. Nhiệt độ trung bình ở đây vào khoảng -230 độ C.
Hành tinh OGLE-BLG-390L. Đây là hành tinh ngoài hệ Mặt trời có nhiệt độ bề mặt là âm 364 độ F ( -220 độ C). Hành tinh này lớn gấp 5,5 lần Trái đất và được cho là chứa toàn đá. Quỹ đạo của nó xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ, cách trái đất khoảng 28.000 năm ánh sáng.
Tiểu hành tinh Sedna. Tiểu hành tinh mới này nằm cách mặt trời hơn 13 tỷ km và nhiệt độ của nó chưa bao giờ vượt quá âm 240 độ C. Trong quỹ đạo của mình, Sedna thường ở khoảng cách lớn hơn mọi thiên thể đang được xem xét để công nhận là hành tinh lùn.
Hải Vương tinh. Sao Hải Vương là hành tinh nằm xa Mặt Trời nhất trong Thái Dương hệ. Nhiệt độ bề mặt khoảng -218 độ C. Hành tinh này cũng có một lượng băng cực lớn tạo thành từ nước và các chất khí đóng băng. Các nhà thiên văn học vì thế có lúc gọi Sao Hải Vương là “người khổng lồ băng giá”