1. Cặp cá voi trắng sát thủ bạch tạng. Những người theo dõi cá voi ở Nhật Bản đã bắt gặp cảnh tượng hiếm gặp trong thế giới động vật hoang dã khi họ nhìn thấy một cặp cá voi sát thủ trắng bơi cạnh nhau. Bộ đôi được một nhóm người trên chiếc thuyền Ngắm cá voi Gojiraiwa Kanko ngoài khơi đảo Hokkaido phát hiện vào ngày 24.7.Theo chuyên gia, hai con cá voi sát thủ có khả năng bị bệnh bạch tạng, kết quả của việc giao phối cận huyết giữa nhóm cá voi cư trú trong khu vực hoặc quần thể nhóm nhỏ không giao lưu, tương tác với quần thể khác.2. Cá nhà táng trắng quý hiếm. Các thủy thủ trên một tàu chở dầu của Hà Lan đã phát hiện một con cá nhà táng trắng quý hiếm (Physeter macrocephalus) ngoài khơi bờ biển Jamaica vào ngày 29/11.Chuyên gia về cá nhà táng tại Đại học Dalhousie ở Canada, Shane Gero, cho biết, mặc dù không rõ cá nhà táng trắng quý hiếm đến mức nào nhưng con người hiếm khi bắt gặp do chúng có khả năng lặn sâu trong lòng đại dương nên rất khó theo dõi.3. Cá sấu bạch tạng. Vào mùa hè năm nay, hai con cá sấu con bạch tạng đã ra đời tại Công viên Wild Florida Safari ở Kenansville, Florida, Mỹ. Tuy nhiên, trường hợp này không gây quá nhiều ngạc nhiên khi cả bố và mẹ của chúng đều bị bạch tạng.4. Chim cánh cụt vàng quý hiếm. Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Yves Adams đã chụp được một số hình ảnh tuyệt vời về một chim cánh cụt vua màu vàng (Aptenodytes patagonicus) ở Nam Georgia, một hòn đảo xa xôi ở phía nam Đại Tây Dương, vào năm 2019 nhưng tới tháng 2.2021 anh mới lần đầu tiên chia sẻ những hình ảnh này với thế giới.Adams nói với Kennedy News and Media: “Trước đây, tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoặc nghe nói về một con chim cánh cụt màu vàng. Có 120.000 con chim trên bãi biển lúc đó và nó là con duy nhất màu vàng. Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc khi nhận ra và nhanh chóng chộp lấy khoảnh khắc này''.5. Hổ trắng. Một chú hổ con quý hiếm được sinh ra trong một vườn thú Nicaragua vào đầu tháng 1. Thật không may, chú hổ con, được đặt tên là Nieve, đã bị mẹ từ chối, vì vậy nó được con người nuôi dưỡng.Điều bất thường là cả bố và mẹ của hổ con đều là hổ Bengal màu cam (Panthera tigris tigris). Vậy làm thế nào mà hai con hổ màu cam lại có thể sinh ra một con màu trắng? Các nhà khoa học cho biết tình trạng đột biến gen lặn gây ra tình trạng này chứ không phải bệnh bạch tạng nhưng có ảnh hưởng tương đương.6. Cá trê khổng lồ màu vàng tươi. Một con cá trê màu vàng tươi kỳ lạ đã được một cần thủ phát hiện tại một hồ nước ở Hà Lan vào tháng 10.Con cá kỳ lạ được xác định là loài cá nheo bản địa của Châu Âu, tên khoa học là Silurus glanis. Loài này có kích thước lớn, phân bố ở các sông, hồ trên khắp Châu Âu, theo Live Science. Chúng có thể dài ít nhất 2,7m và nặng gần 130kg. Theo chuyên gia, con cá có khả năng mắc bệnh Leucism, một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gây giảm sắc tố ở da và lông. Nhưng không giống như bệnh bạch tạng - một chứng rối loạn di truyền tương tự - Leucism không ảnh hưởng đến mắt của con vật. Thông thường, màu sắc nổi bật như vậy sẽ là bản án tử hình đối với con cá, bởi vì nó sẽ nổi bật và thu hút kẻ săn mồi.
1. Cặp cá voi trắng sát thủ bạch tạng. Những người theo dõi cá voi ở Nhật Bản đã bắt gặp cảnh tượng hiếm gặp trong thế giới động vật hoang dã khi họ nhìn thấy một cặp cá voi sát thủ trắng bơi cạnh nhau. Bộ đôi được một nhóm người trên chiếc thuyền Ngắm cá voi Gojiraiwa Kanko ngoài khơi đảo Hokkaido phát hiện vào ngày 24.7.
Theo chuyên gia, hai con cá voi sát thủ có khả năng bị bệnh bạch tạng, kết quả của việc giao phối cận huyết giữa nhóm cá voi cư trú trong khu vực hoặc quần thể nhóm nhỏ không giao lưu, tương tác với quần thể khác.
2. Cá nhà táng trắng quý hiếm. Các thủy thủ trên một tàu chở dầu của Hà Lan đã phát hiện một con cá nhà táng trắng quý hiếm (Physeter macrocephalus) ngoài khơi bờ biển Jamaica vào ngày 29/11.
Chuyên gia về cá nhà táng tại Đại học Dalhousie ở Canada, Shane Gero, cho biết, mặc dù không rõ cá nhà táng trắng quý hiếm đến mức nào nhưng con người hiếm khi bắt gặp do chúng có khả năng lặn sâu trong lòng đại dương nên rất khó theo dõi.
3. Cá sấu bạch tạng. Vào mùa hè năm nay, hai con cá sấu con bạch tạng đã ra đời tại Công viên Wild Florida Safari ở Kenansville, Florida, Mỹ. Tuy nhiên, trường hợp này không gây quá nhiều ngạc nhiên khi cả bố và mẹ của chúng đều bị bạch tạng.
4. Chim cánh cụt vàng quý hiếm. Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Yves Adams đã chụp được một số hình ảnh tuyệt vời về một chim cánh cụt vua màu vàng (Aptenodytes patagonicus) ở Nam Georgia, một hòn đảo xa xôi ở phía nam Đại Tây Dương, vào năm 2019 nhưng tới tháng 2.2021 anh mới lần đầu tiên chia sẻ những hình ảnh này với thế giới.
Adams nói với Kennedy News and Media: “Trước đây, tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoặc nghe nói về một con chim cánh cụt màu vàng. Có 120.000 con chim trên bãi biển lúc đó và nó là con duy nhất màu vàng. Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc khi nhận ra và nhanh chóng chộp lấy khoảnh khắc này''.
5. Hổ trắng. Một chú hổ con quý hiếm được sinh ra trong một vườn thú Nicaragua vào đầu tháng 1. Thật không may, chú hổ con, được đặt tên là Nieve, đã bị mẹ từ chối, vì vậy nó được con người nuôi dưỡng.
Điều bất thường là cả bố và mẹ của hổ con đều là hổ Bengal màu cam (Panthera tigris tigris). Vậy làm thế nào mà hai con hổ màu cam lại có thể sinh ra một con màu trắng? Các nhà khoa học cho biết tình trạng đột biến gen lặn gây ra tình trạng này chứ không phải bệnh bạch tạng nhưng có ảnh hưởng tương đương.
6. Cá trê khổng lồ màu vàng tươi. Một con cá trê màu vàng tươi kỳ lạ đã được một cần thủ phát hiện tại một hồ nước ở Hà Lan vào tháng 10.
Con cá kỳ lạ được xác định là loài cá nheo bản địa của Châu Âu, tên khoa học là Silurus glanis. Loài này có kích thước lớn, phân bố ở các sông, hồ trên khắp Châu Âu, theo Live Science. Chúng có thể dài ít nhất 2,7m và nặng gần 130kg. Theo chuyên gia, con cá có khả năng mắc bệnh Leucism, một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gây giảm sắc tố ở da và lông. Nhưng không giống như bệnh bạch tạng - một chứng rối loạn di truyền tương tự - Leucism không ảnh hưởng đến mắt của con vật. Thông thường, màu sắc nổi bật như vậy sẽ là bản án tử hình đối với con cá, bởi vì nó sẽ nổi bật và thu hút kẻ săn mồi.