Nhắc đến “xứ sở Bạch Dương”, người Việt nào cũng biết đây là một tên gọi dành cho nước Nga. Nhưng không phải ai cũng biết tường tận về cây bạch dương, loài cây làm nên cái tên mộng mơ của đất nước rộng lớn nhất thế giới. Ảnh: Newderevo.ru.Trên phương diện khoa học, bạch dương là tên gọi dành cho một số loài cây có quan hệ gần gũi thuộc chi Bạch dương (Betula), thuộc họ Cáng lò (Betulaceae), phổ biến ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ảnh: Chegg.com.Đây là cây thân gỗ, rụng lá, cao khoảng 25 mét, đường kính 50 cm khi ở độ tuổi trưởng thành. Điểm đặc trưng để nhận biết cây bạch dương là thân thẳng, vỏ màu trắng có những vạch đen. Ảnh: Oriveda.Trong đời sống của người Nga, cây bạch dương có rất nhiều công dụng. Gỗ bạch dương vừa rắn chắc, vừa có độ đàn hồi cao, là loại gỗ thông dụng để đóng đồ nội thất, sản xuất các đồ gia dụng truyền thống. Ảnh: Zpitomniki.ru.Củi bạch dương cháy rất đượm, là chất đốt quan trọng cho mùa đông ở nước Nga suốt nhiều thế kỷ. Tro củi bạch dương chứa đến 30 nguyên tố vi lượng, là một loại phân bón rất giá trị. Ảnh: Tolknews.ru.Vỏ cây bạch dương là nguyên liệu để các nghệ nhân làm ra các hộp nhỏ, vỏ lọ muối, giỏ xách… cùng nhiều sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm độc đáo. Chổi làm từ cành bạch dương là vật dụng không thể thiếu trong nhà tắm hơi kiểu Nga. Ảnh: Купим Тут.Từ vỏ cây bạch dương, người ta có thể chiết xuất tinh dầu dùng trong công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm. Nhiều bộ phận khác của cây cũng chứa các hoạt chất sinh học dùng trong ngành dược. Trong khi đó, lá bạch dương được là nguyên liệu điều chế thuốc nhuộm vải. Ảnh: Wday.ru.Đặc biệt, cây bạch dương còn cung cấp một loại nước uống độc đáo, gọi là nước bạch dương, có vị ngọt nhẹ (do chứa 2% đường) và mùi thảo mộc. Việc lấy nước gần giống cách thu mủ cao su. Sau 10 tiếng đồng hồ, một cây bạch dương cho ra 3-5 lít nước, có thể uống ngay tại chỗ. Ảnh: Yandex.Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, bạch dương phát triển thành những cánh rừng rộng lớn, tạo nên một cảnh quan đặc trưng của nước Nga. Vẻ đẹp của rừng bạch dương thay đổi theo mùa: Mùa xuân nảy lộc biếc, mùa hạ xanh tươi, mùa thu nhuốm sắc vàng, mùa đông trơ trọi trong tuyết trắng... Ảnh: Usiter.com.Trong tín ngưỡng của người Nga, cây bạch dương được coi là quốc thụ, được tôn vinh như là một nữ thần trong tuần lễ xanh diễn ra vào đầu tháng sáu hàng năm. Ảnh: Oir.mobi.Là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ, cây bạch dương xuất hiện trong vô số tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa... tiêu biểu là những bức tranh về phong cảnh nước Nga của danh họa Isaac Levitan (1860-1900). Ảnh: Wikimedia.Có thể nói, cây bạch dương gần gũi với người Nga như thể đây là một phần của tâm hồn họ. Và điều này lý giải lý do vì sao nước Nga được gọi là “xứ sở Bạch Dương”... Ảnh: Wikimedia.Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.
Nhắc đến “xứ sở Bạch Dương”, người Việt nào cũng biết đây là một tên gọi dành cho nước Nga. Nhưng không phải ai cũng biết tường tận về cây bạch dương, loài cây làm nên cái tên mộng mơ của đất nước rộng lớn nhất thế giới. Ảnh: Newderevo.ru.
Trên phương diện khoa học, bạch dương là tên gọi dành cho một số loài cây có quan hệ gần gũi thuộc chi Bạch dương (Betula), thuộc họ Cáng lò (Betulaceae), phổ biến ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ảnh: Chegg.com.
Đây là cây thân gỗ, rụng lá, cao khoảng 25 mét, đường kính 50 cm khi ở độ tuổi trưởng thành. Điểm đặc trưng để nhận biết cây bạch dương là thân thẳng, vỏ màu trắng có những vạch đen. Ảnh: Oriveda.
Trong đời sống của người Nga, cây bạch dương có rất nhiều công dụng. Gỗ bạch dương vừa rắn chắc, vừa có độ đàn hồi cao, là loại gỗ thông dụng để đóng đồ nội thất, sản xuất các đồ gia dụng truyền thống. Ảnh: Zpitomniki.ru.
Củi bạch dương cháy rất đượm, là chất đốt quan trọng cho mùa đông ở nước Nga suốt nhiều thế kỷ. Tro củi bạch dương chứa đến 30 nguyên tố vi lượng, là một loại phân bón rất giá trị. Ảnh: Tolknews.ru.
Vỏ cây bạch dương là nguyên liệu để các nghệ nhân làm ra các hộp nhỏ, vỏ lọ muối, giỏ xách… cùng nhiều sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm độc đáo. Chổi làm từ cành bạch dương là vật dụng không thể thiếu trong nhà tắm hơi kiểu Nga. Ảnh: Купим Тут.
Từ vỏ cây bạch dương, người ta có thể chiết xuất tinh dầu dùng trong công nghiệp dược phẩm và mỹ phẩm. Nhiều bộ phận khác của cây cũng chứa các hoạt chất sinh học dùng trong ngành dược. Trong khi đó, lá bạch dương được là nguyên liệu điều chế thuốc nhuộm vải. Ảnh: Wday.ru.
Đặc biệt, cây bạch dương còn cung cấp một loại nước uống độc đáo, gọi là nước bạch dương, có vị ngọt nhẹ (do chứa 2% đường) và mùi thảo mộc. Việc lấy nước gần giống cách thu mủ cao su. Sau 10 tiếng đồng hồ, một cây bạch dương cho ra 3-5 lít nước, có thể uống ngay tại chỗ. Ảnh: Yandex.
Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, bạch dương phát triển thành những cánh rừng rộng lớn, tạo nên một cảnh quan đặc trưng của nước Nga. Vẻ đẹp của rừng bạch dương thay đổi theo mùa: Mùa xuân nảy lộc biếc, mùa hạ xanh tươi, mùa thu nhuốm sắc vàng, mùa đông trơ trọi trong tuyết trắng... Ảnh: Usiter.com.
Trong tín ngưỡng của người Nga, cây bạch dương được coi là quốc thụ, được tôn vinh như là một nữ thần trong tuần lễ xanh diễn ra vào đầu tháng sáu hàng năm. Ảnh: Oir.mobi.
Là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ, cây bạch dương xuất hiện trong vô số tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa... tiêu biểu là những bức tranh về phong cảnh nước Nga của danh họa Isaac Levitan (1860-1900). Ảnh: Wikimedia.
Có thể nói, cây bạch dương gần gũi với người Nga như thể đây là một phần của tâm hồn họ. Và điều này lý giải lý do vì sao nước Nga được gọi là “xứ sở Bạch Dương”... Ảnh: Wikimedia.
Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.