1. E. lethargica, căn bệnh bí ẩn nhất thế giới
Nhân loại đã từng chứng kiến nhiều loại bệnh khủng khiếp, nhưng không có căn bệnh thời hiện đại nào lại lạ như Encephalitis lethargica (E. lethargica). Nó xuất hiện lần đầu vào năm 1916 và lan rộng những năm 20 ở thế kỷ trước. Bệnh có triệu chứng như run rẩy, rối loạn tâm thần, buồn ngủ, và nặng có thể gây chết người. Thủ phạm làm cho trên một triệu người thiệt mạng. Những người sống sót thường bị khóa bên trong cơ thể mình, và khoảng 20% bị tàn tật suốt đời, chỉ có 14% phục hồi hoàn toàn. Điều này khiến căn bệnh nói trên trở nên bí ẩn, tồi tệ hơn, bác sĩ không hiểu điều gì đã xảy ra, mới chỉ biết nó tấn công não (E. lethargica có nghĩa “viêm não làm cho người bệnh trở nên mệt mỏi”), nhưng đó mới chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm khổng lồ. Thậm chí người ta còn không biết nó có nguồn gốc từ đâu, và làm thế nào để phòng tránh.
|
Ảnh minh họa. |
Vào cuối những năm 20, căn bệnh này bỗng dưng biến mất, nhưng đã để lại một lượng lớn bệnh nhân hôn mê. Trong nhiều thập kỷ, nó đi vào trạng thái “ngủ đông” trước khi xuất hiện trở lại vào năm 1993, lây nhiễm khoảng 20 người. Tuy nhiên, trong thời gian này, ba bác sĩ là John Oxford, Andrew Church, và Russell Dale đã khám phá nhiều điều mới lạ. Các chuyên gia y tế này phát hiện thấy, hầu hết các nạn nhân ngày nay thường bắt đầu bị đau họng, do một chủng hiếm gặp Streptococcus gây ra. Vi khuẩn này liên tục biến đổi và làm cho hệ miễn dịch tấn công não bộ. Với phát hiện trên, các nhà nghiên cứu đã rà soát lại những đợt bùng phát diễn ra trong những năm 1920, phát hiện thấy, nhiều bệnh nhân bị đau họng, và thủ phạm chính là streptococcus. Thật đáng buồn, cho đến nay người ta đã tìm ra thủ phạm song “bệnh ngủ lịm” vẫn chưa có cách nào để chữa khỏi.
2. Người phụ nữ sinh ra thỏ
Tháng 9 năm 1726, một phụ nữ người Anh tên là Mary Toft sinh ra một thứ lùng nhùng như ruột mèo. Khi bác sĩ sản khoa John Howard được gọi đến để đỡ đẻ, ông đã giúp người phụ nữ này vượt cạn thành công nhưng lại đẻ ra vài cái chân mèo và chín con thỏ con đã chết. Ngay sau đó Howard viết thư cho bạn mình là Baffled chuyên gia y tế ở London để báo tin. Chẳng mấy chốc, tin đã đến tai nhà Vua George I. Tò mò, nhà vua điều ngay Nathaniel St. Andrew, chuyên gia phẫu thuật hoàng gia đến để xem thực hư. Vào ngày Nathaniel St. Andrew, người phụ nữ này đã sinh ra con thỏ thứ 15.
Cả St. Andre lẫn John Howard đều nghĩ rằng Mary Toft đã sinh ra nhiều con thỏ và chắc chắn người phụ nữ này có “dây mơ rễ má” đến loài động vật nói trên hoặc có uẩn khúc nào đó. Có giả thiết cho rằng, Mary Toft đã bị ám ảnh bởi “ấn tượng khi mang thai”, nhưng cũng có ý kiến cho rằng không thể có hiện tượng này bởi phổi loài thỏ không thể phát triển bên trong tử cung của con người được. Thêm vào đó, một bác sĩ lại tìm thấy phân của một chú thỏ chết có chứa cỏ khô và rơm. Thậm chí người ta còn phát hiện thấy một con thỏ bị cắt đôi bằng dao.
Nathaniel St. Andrew đã thuyết phục Mary Toft và người phụ nữ này đến London để kiểm tra kỹ hơn. Khi đến London, mọi người đổ xô đến xem, đồng thời các tờ báo lớn ở Anh đã đồng loạt giật tít, đăng bài về người phụ nữ này. Nhưng khi Mary Toft có mặt ở London, tức giai đoạn đã ngừng sinh con, song có kẻ nào đó đã lén lút thả một chú thỏ vào phòng của bà. Sau khi bác sĩ cho biết sẽ phẫu thuật cơ thể Mary Toft để tìm ra sự thật, Toft mới thú nhận đây là một trò lừa với hy vọng kiếm được tiền, đồng thời khai ra một vài vị bác sĩ nổi tiếng đứng sau trò lừa này. Những con thỏ đã được đưa vào trong âm đạo, còn việc của Toft là đẩy chúng ra ngoài.
3. Đại dịch Black Death làm thay đổi hệ gen của con người
Black Death hay Cái chết Đen là tên gọi của đại dịch xảy ra ở châu Á và Âu thế kỷ 14 mà tâm điểm là ở châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350. Black Death được xem là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính đã cướp đi từ 30 tới 60% dân số của châu Âu và làm giảm dân số toàn cầu từ 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400. Theo quan điểm truyền thống, nguyên nhân của đại dịch này là sự bùng phát của bệnh dịch hạch gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis tuy nhiên cho đến thời gian gần đây đã có những ý kiến nghi ngờ về giả thiết này. Địa điểm bùng phát Black Death thường được cho là ở Trung Á, loài chuột trên các tàu buôn đã mang nó sang bán đảo Krym vào năm 1346 rồi xâm nhập vào vùng Địa Trung Hải và châu Âu.
Sự tàn phá khủng khiếp của Black Death đã dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong xã hội châu Âu, như ra đời của nhiều tôn giáo mới hay sự chuyển đổi về cơ bản của kinh tế và xã hội, tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình lịch sử của châu lục này. Ước tính châu Âu đã phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gian đại dịch, sau này dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại đây và nó chỉ biến mất vào thế kỷ 19.
Black Death đã thay đổi di truyền của con người, kết luận này được dựa vào việc phân tích dư lượng chất bột bên trong răng của nạn nhân bị chết tại nghĩa trang Đông Smithfield ở London, lập bản đồ toàn bộ hệ gen của vi khuẩn gây chết người sau đó so sánh nó với bộ gen của bệnh dịch hạch hiện đại, cho thấy Black Death đã thay đổi di truyền của con người. Theo Trung tâm Y học thuộc Đại học Nijmegen, thì đại dịch Black Death đã làm thay đổi gen của người châu Âu và Roma nhiều hơn so với những người ở Ấn Độ. Có khoảng 20 gen tiến hóa đồng thời ở châu Âu và ở Roma nhưng ở Ấn Độ thì không, mặc dù những nơi này đều bị đại dịch Black Death càn quét. Trong số này có một số gen kiểm soát chức năng miễn dịch. Điều này cho thấy Black Death đã thúc đẩy sự thích nghi để giúp con người tồn tại trong môi trường khắc nghiệt.
4. Bệnh ốm vì thiên thạch Carancas
Vào lúc nửa đêm tháng 9/2007, một thiên thạch rơi xuống Trái Đất gần biên giới Peru với Bolivia. Nó được đặt tên theo tên của thị trấn Carancas, nơi thiên thạch rơi xuống, nó được những người dân ở đây đây tận mắt trông thấy. Một người đàn ông đã bị văng khỏi xe đạp sau khi bị thiên thạch va vào, trong khi đó những người ở xa lại nhì thấy vệt lửa cao 1.000 mét phía sau thiên thạch. Khi mọi thứ qua, không một ai bị tổn thương theo đúng nghĩa đen, nhưng nỗi sợ từ thiên thạch này lại có thực. Sau sự kiện trên, hàng trăm người dân ở thị trấn Carancas bị ảnh hưởng và chỉ trong vòng vài ngày, có đến 200 người ở đây bị ốm. Các triệu chứng phổ biến như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy..., nó lan nhanh đến nỗi các bác sĩ địa phương phải xây dựng lều dã chiến ngay tại thị trấn nhằm phó với số người đang ốm đang tăng lên.
Sau một thời gian làm việc khẩn trương được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, nhưng các bác sĩ vẫn không tìm được nguyên nhân hoặc nguồn gốc bí ẩn của căn bệnh này. Một số nhà khoa học nổi tiếng của Peru, như Luisa Macedo, cho rằng các chất đi theo thiên thạch Carancas, có cả hơi nước, asen và khí độc... đã gây ô nhiễm bầu không khí nên đã phát sinh ra dịch bệnh. Trong khi đó, Jose Ishitsuka của Viện Vật lý Pêru thì lại cho rằng, thiên thạch nói trên quá nhỏ nên không thể làm cho nước sôi lên, hoặc bốc cháy quá lâu..., vì vậy sự thật về căn bệnh “ốm vì thiên thạch Carancas” vẫn là bí ẩn, chưa có lời giải đáp.
5. Bệnh Dromomania
Năm 1886, một người đàn ông Pháp tên là Jean-Albert Dadas đã được đưa vào bệnh viện ở Bordeaux do kiệt sức và không có ký ức về việc đã làm, đặc biệt, làm thế nào để đến được Bordeaux bởi nó cách xa nhà hàng trăm dặm. Một lần vào năm 1881, Dadas đã lang thi đi bộ từ Pháp đến Nga. Đây là bệnh lạ được người ta gọi là dromomania. Người mắc bệnh có ham muốn đi du lịch hoặc lang thang nhưng không thể kiểm soát được, nên được gọi là “du lịch bệnh lý” hoặc cuồng du lịch.
Theo các nhà khoa học châu Âu, người mắc bệnh dromomania luôn có khao khát chinh phục và có ảo tưởng sợ “đứng im”. Chính tâm lý này đã thôi thúc họ đi du lịch, khám phá trong trạng thái vô thức và gần như hoàn toàn mất kiểm soát. Tại hội nghị tâm thần tổ chức tại Nantes năm 1909, nhiều nhà khoa học đã cố gắng giải mã căn bệnh này, 6 đến 7 nguyên nhân được đưa ra, nhưng cuối cùng vẫn chưa đi đến thống nhất, nên dromomania hiện vẫn nằm trong danh sách những căn bệnh bí ẩn nhất hành tinh.