Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Boston, Mỹ) đã nuôi thành công phần cẳng chân trước của chuột với cả bàn chân từ các tế bào sống bằng cách sử dụng một kỹ thuật có tên decel/recel (decellularization/recellularization – tạm dịch là giải tế bào hoá/tái tế bào hoá), trong đó có xương, sụn, mạch máu, gân, dây chằng và dây thần kinh. Trong tương lai, công nghệ này được áp dụng thành công với bộ phận cơ thể người không còn quá xa.Năm 2013, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học phân tử tại Vienna, Áo thông báo họ đã thành công tạo ra một bộ não nhỏ trong phòng thí nghiệm. Bằng cách sử dụng tế bào gốc, họ đã phát triển mô hình một bộ não đang phát triển tương đương kích thước của bộ não của một bào thai lúc chín tuần tuổi.Các nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và môi trường Helmholtz tại Đức đã nuôi cấy thành công tuyến vú thu nhỏ khi đang nỗ lực nghiên cứu sự phát triển ung thư vú.Đại học Pittsburgh sử dụng tế bào da của con người để tạo ra các tế bào tim nguyên thủy. Những tế bào này phát triển thành cơ tim, khi tiếp xúc với một nguồn máu, trái tim nhỏ (cấy trên trái tim chuột đãloại bỏ tế bào) bắt đầu co lại một cách tự nhiên. Không bao lâu nữa, mô tương tự sẽ có thể được sử dụng để thay thế mô tim bị hỏng khi bị đau tim.Bác sĩ tại Đại học Cornell đã phát minh ra phương pháp in 3D tai người bằng cách sử dụng các tế bào sống từ những con bò và collagen từ đuôi chuột. Một số nhà nghiên cứu khác cũng đã thành công tạo ra tai từ tế bào tai bò và cừu trong phòng thí nghiệm.Trước khi nuôi thành công cẳng chân, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã thành công tạo ra một quả thận mới. Cùng phương pháp trên, họ đã nuôi thận chuột trong phòng thí nghiệm. Nếu được cấy vào chuột, thận có thể tạo ra nước tiểu giống như một cơ quan bình thường.Đại học Khoa học Tokyo đã nuôi cấy thành công tuyến sản xuất nước mắt và nước bọt trong phòng nghiên cứu nhằm giúp đỡ người có bệnh khô mắt và miệng mãn tính vào năm 2013. Tuyến nước bọt và tuyến lệ mới có thể kết nối với dây thần kinh và ống dẫn, tiết ra nước mắt và nước bọt.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Boston, Mỹ) đã nuôi thành công phần cẳng chân trước của chuột với cả bàn chân từ các tế bào sống bằng cách sử dụng một kỹ thuật có tên decel/recel (decellularization/recellularization – tạm dịch là giải tế bào hoá/tái tế bào hoá), trong đó có xương, sụn, mạch máu, gân, dây chằng và dây thần kinh. Trong tương lai, công nghệ này được áp dụng thành công với bộ phận cơ thể người không còn quá xa.
Năm 2013, các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học phân tử tại Vienna, Áo thông báo họ đã thành công tạo ra một bộ não nhỏ trong phòng thí nghiệm. Bằng cách sử dụng tế bào gốc, họ đã phát triển mô hình một bộ não đang phát triển tương đương kích thước của bộ não của một bào thai lúc chín tuần tuổi.
Các nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và môi trường Helmholtz tại Đức đã nuôi cấy thành công tuyến vú thu nhỏ khi đang nỗ lực nghiên cứu sự phát triển ung thư vú.
Đại học Pittsburgh sử dụng tế bào da của con người để tạo ra các tế bào tim nguyên thủy. Những tế bào này phát triển thành cơ tim, khi tiếp xúc với một nguồn máu, trái tim nhỏ (cấy trên trái tim chuột đãloại bỏ tế bào) bắt đầu co lại một cách tự nhiên. Không bao lâu nữa, mô tương tự sẽ có thể được sử dụng để thay thế mô tim bị hỏng khi bị đau tim.
Bác sĩ tại Đại học Cornell đã phát minh ra phương pháp in 3D tai người bằng cách sử dụng các tế bào sống từ những con bò và collagen từ đuôi chuột. Một số nhà nghiên cứu khác cũng đã thành công tạo ra tai từ tế bào tai bò và cừu trong phòng thí nghiệm.
Trước khi nuôi thành công cẳng chân, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã thành công tạo ra một quả thận mới. Cùng phương pháp trên, họ đã nuôi thận chuột trong phòng thí nghiệm. Nếu được cấy vào chuột, thận có thể tạo ra nước tiểu giống như một cơ quan bình thường.
Đại học Khoa học Tokyo đã nuôi cấy thành công tuyến sản xuất nước mắt và nước bọt trong phòng nghiên cứu nhằm giúp đỡ người có bệnh khô mắt và miệng mãn tính vào năm 2013. Tuyến nước bọt và tuyến lệ mới có thể kết nối với dây thần kinh và ống dẫn, tiết ra nước mắt và nước bọt.