Loài sao la còn được mệnh danh là kỳ lân châu Á. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới được các nhà khoa học phát hiện năm 1992. Việc phát hiện này cũng là một trong những phát hiện quan trọng về động vật trong thế kỷ 20. (Nguồn Nld)Sao la chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào. Con sao la còn sống đầu tiên được bắt giữ vào năm 1996 tại Lào. (Nguồn Nld)Lần cuối cùng sao la được trông thấy trong tự nhiên là vào năm 1999 tại Bolikhamxai, Lào. Tại Việt Nam, sau 15 năm biệt tăm, hình ảnh sao la trong tự nhiên đã được ghi nhận ở Quảng Nam. (Nguồn Khoahoc)Sao la có chiều dài từ 1,3m - 1,5m, cao 90cm với trọng lượng khoảng 100kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51cm. (Nguồn khoahoc)Sao la có đặc tính lẩn trốn con người nên các nhà khoa học chưa thể đánh giá được số lượng chính xác của quần thể sao la. Có thể còn khoảng 200 hoặc chỉ còn vài chục cá thể sao la ở các cánh rừng rậm dọc biên giới Việt - Lào. (Nguồn Livescience)Sao la là loài thú còn lại từ thời cổ đại. Thức ăn chủ yếu của sao la là cỏ, lá cây rừng. (Nguồn Turner)Sao la đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ IUCN (1996). (Nguồn Dinoanimals)
Loài sao la còn được mệnh danh là kỳ lân châu Á. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới được các nhà khoa học phát hiện năm 1992. Việc phát hiện này cũng là một trong những phát hiện quan trọng về động vật trong thế kỷ 20. (Nguồn Nld)
Sao la chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào. Con sao la còn sống đầu tiên được bắt giữ vào năm 1996 tại Lào. (Nguồn Nld)
Lần cuối cùng sao la được trông thấy trong tự nhiên là vào năm 1999 tại Bolikhamxai, Lào. Tại Việt Nam, sau 15 năm biệt tăm, hình ảnh sao la trong tự nhiên đã được ghi nhận ở Quảng Nam. (Nguồn Khoahoc)
Sao la có chiều dài từ 1,3m - 1,5m, cao 90cm với trọng lượng khoảng 100kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51cm. (Nguồn khoahoc)
Sao la có đặc tính lẩn trốn con người nên các nhà khoa học chưa thể đánh giá được số lượng chính xác của quần thể sao la. Có thể còn khoảng 200 hoặc chỉ còn vài chục cá thể sao la ở các cánh rừng rậm dọc biên giới Việt - Lào. (Nguồn Livescience)
Sao la là loài thú còn lại từ thời cổ đại. Thức ăn chủ yếu của sao la là cỏ, lá cây rừng. (Nguồn Turner)
Sao la đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ IUCN (1996). (Nguồn Dinoanimals)