Nhiều người đam mê nuôi rắn cho rằng, chỉ cần nhổ hoặc cắt răng nanh của những con rắn độc sẽ khiến chúng không thể gây nguy hiểm mà vẫn không bị ảnh hưởng đến tính mạng của nó.Tuy nhiên răng nanh phía trước và phía sau ở các loài rắn có nọc độc đều phát triển từ các mô tạo răng tách biệt ở phía sau miệng. Phía sau miệng rắn sẽ được kết nối với tuyến nọc độc, chính vì thế không phải vết cắn nào của rắn độc cũng gây chết người.Nếu đó là vết cắn khô (dry bite) thì chỉ có răng nanh đâm vào người nạn nhân chứ không hề có nọc độc được tiêm vào. Vì vậy răng nanh và tuyến nọc độc có một mối quan hệ gắn bó thân thiết nhưng cũng độc lập với nhauViệc nhổ hoặc cắt răng nanh của rắn bị coi là bất hợp pháp và phi đạo đức vì gây đau đớn cho con rắn (thậm chí là chết). Hơn nữa, ít ai biết rằng con rắn sẽ ngay lập tức mọc lại răng nanh khác thay thế chỉ sau vài tuần.Các chuyên gia cho rằng, thay vì nhổ hay cắt răng nanh của con rắn, chúng ta có thể gỡ bỏ tuyến nọc độc mà không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến việc ăn uống của con rắn.Như vậy, con rắn vẫn còn hai răng nanh nhưng vết cắn của chúng lại không gây nguy hiểm vì không kết nối với tuyến nọc.Nhưng lưu ý rằng tuyến nọc độc của con rắn vẫn có thể... phục hồi lại. Chỉ khác với răng nanh là chúng mất một thời gian lâu hơn mà thôi.Răng nanh của rắn rất nhọn, các răng mở rộng nằm dọc theo hàm trên ở cả phía trước và phía sau miệng được kết nối với tuyến nọc độc.Chỉ có các loài rắn có nọc, được coi là rắn tiến bộ, có những chiếc răng nanh như thế. Trong khi các loài rắn không có nọc như trăn lại chỉ được trang bị với hàm răng bình thường.Hầu hết các loài rắn có độc, trong đó có bao gồm rắn cỏ, đều có răng nanh nằm ở vị trí sau miệng. Trong khi một vài loài, bao gồm rắn chuông, hổ manh bành và rắn vipe, lại có răng nanh mọc ở hàm trên trước miệng.Với tất cả các loài rắn có độc nanh phía trước, nanh trước di chuyển về phía trước trong quá trình phát triển phôi nhờ sự phát triển nhanh chóng của hàm trên của phôi. Còn răng nanh phía sau vẫn giữ nguyên tại nơi chúng hình thành.Quá trình này không giống quá trình phát triển răng ở người và các loài rắn không độc, ví dụ như trăn. Khi ở giai đoạn phôi, tất cả răng của con người ở hàm trên nhú lên từ một mô tạo răng trong khi tất cả các răng hàm dưới phát triển từ mô tạo răng khác.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Nhiều người đam mê nuôi rắn cho rằng, chỉ cần nhổ hoặc cắt răng nanh của những con rắn độc sẽ khiến chúng không thể gây nguy hiểm mà vẫn không bị ảnh hưởng đến tính mạng của nó.
Tuy nhiên răng nanh phía trước và phía sau ở các loài rắn có nọc độc đều phát triển từ các mô tạo răng tách biệt ở phía sau miệng. Phía sau miệng rắn sẽ được kết nối với tuyến nọc độc, chính vì thế không phải vết cắn nào của rắn độc cũng gây chết người.
Nếu đó là vết cắn khô (dry bite) thì chỉ có răng nanh đâm vào người nạn nhân chứ không hề có nọc độc được tiêm vào. Vì vậy răng nanh và tuyến nọc độc có một mối quan hệ gắn bó thân thiết nhưng cũng độc lập với nhau
Việc nhổ hoặc cắt răng nanh của rắn bị coi là bất hợp pháp và phi đạo đức vì gây đau đớn cho con rắn (thậm chí là chết). Hơn nữa, ít ai biết rằng con rắn sẽ ngay lập tức mọc lại răng nanh khác thay thế chỉ sau vài tuần.
Các chuyên gia cho rằng, thay vì nhổ hay cắt răng nanh của con rắn, chúng ta có thể gỡ bỏ tuyến nọc độc mà không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến việc ăn uống của con rắn.
Như vậy, con rắn vẫn còn hai răng nanh nhưng vết cắn của chúng lại không gây nguy hiểm vì không kết nối với tuyến nọc.
Nhưng lưu ý rằng tuyến nọc độc của con rắn vẫn có thể... phục hồi lại. Chỉ khác với răng nanh là chúng mất một thời gian lâu hơn mà thôi.
Răng nanh của rắn rất nhọn, các răng mở rộng nằm dọc theo hàm trên ở cả phía trước và phía sau miệng được kết nối với tuyến nọc độc.
Chỉ có các loài rắn có nọc, được coi là rắn tiến bộ, có những chiếc răng nanh như thế. Trong khi các loài rắn không có nọc như trăn lại chỉ được trang bị với hàm răng bình thường.
Hầu hết các loài rắn có độc, trong đó có bao gồm rắn cỏ, đều có răng nanh nằm ở vị trí sau miệng. Trong khi một vài loài, bao gồm rắn chuông, hổ manh bành và rắn vipe, lại có răng nanh mọc ở hàm trên trước miệng.
Với tất cả các loài rắn có độc nanh phía trước, nanh trước di chuyển về phía trước trong quá trình phát triển phôi nhờ sự phát triển nhanh chóng của hàm trên của phôi. Còn răng nanh phía sau vẫn giữ nguyên tại nơi chúng hình thành.
Quá trình này không giống quá trình phát triển răng ở người và các loài rắn không độc, ví dụ như trăn. Khi ở giai đoạn phôi, tất cả răng của con người ở hàm trên nhú lên từ một mô tạo răng trong khi tất cả các răng hàm dưới phát triển từ mô tạo răng khác.