Nhờ kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và siêu kính viễn vọng ALMA đặt tại sa mạc Atamaca của Chile, nhóm nghiên cứu từ Đại học Massachusetts đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của 6 thiên hà.6 thiên hà nói trên mang tên MRG-M0138, MRG-M2129, MRG-M0150, MRG-M0454 và MRG-M1423, thuộc về nhóm những thiên hà đầu tiên được sinh ra trong vũ trụ sơ khai.Nguyên nhân dẫn đến cái chết của 6 thiên hà được xác định là do khí hydro lạnh bị cạn kiệt. Tuy nhiên, lí do chúng bị cạn kiệt khí và chết yểu lại là một câu đố khoa học khác.Đó có thể là cách mà các thiên hà khác trong vũ trụ kết thúc ''cuộc đời'', nhưng riêng 6 thiên hà này đã ''chết yểu'' chỉ sau gần 3 tỉ năm, nhờ đó giúp các nhà thiên văn có thể hiểu rõ hơn về cách một thiên hà chết đi.Gần 11 tỉ năm trước, 6 thiên hà này đã cạn kiệt khí và chấm dứt giai đoạn hình thành sao ngay giữa giai đoạn hầu hết các thiên hà khác đều còn "thanh xuân'' và khắp vũ trụ đang là giai đoạn hình thành sao cuồng nhiệt.Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư Kate Whitaker cho biết, có 2 giả thiết chính cho sự chết yểu này. Một là, lỗ đen siêu khối ở trung tâm các thiên hà nói trên đã hoạt động quá mức, dẫn đến việc đốt nóng tất cả các khí lạnh.Sau đó, các thiên hà không hoàn toàn chết mà đang trong trạng thái "thây ma'' vì nó vẫn còn khí, còn sống theo một nghĩa nào đó, nhưng khí không đủ lạnh để nó hoạt động bình thường.Thứ hai là những thiên hà này thực ra là những phần còn lại sau một vụ va chạm thiên hà: một thiên hà mạnh mẽ hơn đã cướp đi ít nhiều vật chất của nó rồi tống đi phần còn lại.Những gì còn lại không đủ cho một cuộc bồi tụ thiên hà mới. Một số trong số các thiên hà này được phát hiện vẫn nuốt các thiên hà khác và bắt đầu hình thành sao một cách yếu ớt, nhưng không đủ duy trì dài lâu và không khiến nó sống lại.Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụ và vật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ.Các thiên hà có ba kiểu hình thái chính: elip, xoắn ốc, và dị thường. Ngoài ra cách miêu tả chi tiết hơn cấu trúc thiên hà dựa trên hình dáng của chúng được Hubble nêu trong dãy phân loại của ông.Thuật ngữ "Dải Ngân hà" (Milky Way) lại là tên riêng của một thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Dải Ngân hà là một thiên hà xoắn ốc có đường kính khoảng 100.000 đến 120.000 năm ánh sáng, và chứa khoảng từ 100 đến 400 tỷ ngôi sao.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Nhờ kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và siêu kính viễn vọng ALMA đặt tại sa mạc Atamaca của Chile, nhóm nghiên cứu từ Đại học Massachusetts đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của 6 thiên hà.
6 thiên hà nói trên mang tên MRG-M0138, MRG-M2129, MRG-M0150, MRG-M0454 và MRG-M1423, thuộc về nhóm những thiên hà đầu tiên được sinh ra trong vũ trụ sơ khai.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của 6 thiên hà được xác định là do khí hydro lạnh bị cạn kiệt. Tuy nhiên, lí do chúng bị cạn kiệt khí và chết yểu lại là một câu đố khoa học khác.
Đó có thể là cách mà các thiên hà khác trong vũ trụ kết thúc ''cuộc đời'', nhưng riêng 6 thiên hà này đã ''chết yểu'' chỉ sau gần 3 tỉ năm, nhờ đó giúp các nhà thiên văn có thể hiểu rõ hơn về cách một thiên hà chết đi.
Gần 11 tỉ năm trước, 6 thiên hà này đã cạn kiệt khí và chấm dứt giai đoạn hình thành sao ngay giữa giai đoạn hầu hết các thiên hà khác đều còn "thanh xuân'' và khắp vũ trụ đang là giai đoạn hình thành sao cuồng nhiệt.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư Kate Whitaker cho biết, có 2 giả thiết chính cho sự chết yểu này. Một là, lỗ đen siêu khối ở trung tâm các thiên hà nói trên đã hoạt động quá mức, dẫn đến việc đốt nóng tất cả các khí lạnh.
Sau đó, các thiên hà không hoàn toàn chết mà đang trong trạng thái "thây ma'' vì nó vẫn còn khí, còn sống theo một nghĩa nào đó, nhưng khí không đủ lạnh để nó hoạt động bình thường.
Thứ hai là những thiên hà này thực ra là những phần còn lại sau một vụ va chạm thiên hà: một thiên hà mạnh mẽ hơn đã cướp đi ít nhiều vật chất của nó rồi tống đi phần còn lại.
Những gì còn lại không đủ cho một cuộc bồi tụ thiên hà mới. Một số trong số các thiên hà này được phát hiện vẫn nuốt các thiên hà khác và bắt đầu hình thành sao một cách yếu ớt, nhưng không đủ duy trì dài lâu và không khiến nó sống lại.
Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụ và vật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ.
Các thiên hà có ba kiểu hình thái chính: elip, xoắn ốc, và dị thường. Ngoài ra cách miêu tả chi tiết hơn cấu trúc thiên hà dựa trên hình dáng của chúng được Hubble nêu trong dãy phân loại của ông.
Thuật ngữ "Dải Ngân hà" (Milky Way) lại là tên riêng của một thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Dải Ngân hà là một thiên hà xoắn ốc có đường kính khoảng 100.000 đến 120.000 năm ánh sáng, và chứa khoảng từ 100 đến 400 tỷ ngôi sao.