Ngày 23/9/1889, Fusajiro Yamauchi mở một cửa hàng bán thẻ hanafuda vẽ bằng tay tại Kyoto, đặt tên là máy chơi game Nintendo. Với họa tiết đậm chất Nhật Bản, hanafuda được sử dụng trong các trò chơi đánh bài truyền thống của người Nhật. Ảnh: Getty Images. Trong suốt 40 năm, Nintendo là công ty làm thẻ hanafuda số một tại Nhật. Công ty còn sản xuất thẻ bài in hình các nhân vật của Disney, bán trên khắp thế giới. Ảnh: Wikimedia Commons. Năm 1940, Fusajiro qua đời. 9 năm sau, Nintendo được tiếp quản bởi con trai ông - Fusajiro Hiroshi (lúc ấy 22 tuổi). Ông giữ vị trí chủ tịch trong suốt 50 năm, mở ra thời kỳ chuyển giao của Nintendo từ công ty thẻ bài sang trò chơi điện tử. Ảnh: AP. Giai đoạn từ 1963 đến 1968, Hiroshi thành lập nhiều hạng mục kinh doanh mới bên cạnh trò chơi. Một trong số đó là "khách sạn tình yêu" cho phép thuê phòng thư giãn trong nhiều giờ. Ảnh: Getty Images. Khách sạn này kinh doanh tốt, tuy nhiên đã bị Hiroshi đóng cửa để tập trung vào các "mảnh đất" màu mỡ hơn. Ảnh: Pinterest. Nintendo cũng từng thành công với dịch vụ taxi, nhưng đành giải tán do các vụ kiện công đoàn tốn quá nhiều chi phí. Ảnh: Getty Images. Vào cuối thập niên 60, Nintendo còn sản xuất gạo ăn liền nhưng không thành công. Hiroshi sau đó quyết định chỉ tập trung vào mảng kinh doanh trò chơi. Lúc ấy, thị trường thẻ bài đã bão hòa, mọi người cần thứ gì đó mới mẻ hơn. Ảnh: Getty Images. Với Nintendo, đó chính là đồ chơi và trò chơi điện tử. Năm 1970, Hiroshi thuê nhà thiết kế game Gunpei Yokoi để tạo ra trò chơi bắn súng Beam Gun. Khi phát hành, trò chơi nhận khá nhiều phản hồi tích cực. Ảnh: blog.beforemario.com. Ralph Baer - kỹ sư người Mỹ gốc Đức, cũng đóng vai trò quan trọng. Ông là người phát triển máy game chơi trên TV có tên Magnavox Odyssey. Khi nhìn thấy tiềm năng, Nintendo đã mua bản quyền sản phẩm vào năm 1975. Ảnh: AP. Năm 1979, Minoru Arakawa, con rể ông Hiroshi trở thành Chủ tịch Nintendo Mỹ với tham vọng thâm nhập thị trường phương Tây. Cửa hàng máy game tiền xu của Nintendo sau đó được mở tại New York. Ảnh: Getty Images.
Ngày 23/9/1889, Fusajiro Yamauchi mở một cửa hàng bán thẻ hanafuda vẽ bằng tay tại Kyoto, đặt tên là máy chơi game Nintendo. Với họa tiết đậm chất Nhật Bản, hanafuda được sử dụng trong các trò chơi đánh bài truyền thống của người Nhật. Ảnh: Getty Images.
Trong suốt 40 năm, Nintendo là công ty làm thẻ hanafuda số một tại Nhật. Công ty còn sản xuất thẻ bài in hình các nhân vật của Disney, bán trên khắp thế giới. Ảnh: Wikimedia Commons.
Năm 1940, Fusajiro qua đời. 9 năm sau, Nintendo được tiếp quản bởi con trai ông - Fusajiro Hiroshi (lúc ấy 22 tuổi). Ông giữ vị trí chủ tịch trong suốt 50 năm, mở ra thời kỳ chuyển giao của Nintendo từ công ty thẻ bài sang trò chơi điện tử. Ảnh: AP.
Giai đoạn từ 1963 đến 1968, Hiroshi thành lập nhiều hạng mục kinh doanh mới bên cạnh trò chơi. Một trong số đó là "khách sạn tình yêu" cho phép thuê phòng thư giãn trong nhiều giờ. Ảnh: Getty Images.
Khách sạn này kinh doanh tốt, tuy nhiên đã bị Hiroshi đóng cửa để tập trung vào các "mảnh đất" màu mỡ hơn. Ảnh: Pinterest.
Nintendo cũng từng thành công với dịch vụ taxi, nhưng đành giải tán do các vụ kiện công đoàn tốn quá nhiều chi phí. Ảnh: Getty Images.
Vào cuối thập niên 60, Nintendo còn sản xuất gạo ăn liền nhưng không thành công. Hiroshi sau đó quyết định chỉ tập trung vào mảng kinh doanh trò chơi. Lúc ấy, thị trường thẻ bài đã bão hòa, mọi người cần thứ gì đó mới mẻ hơn. Ảnh: Getty Images.
Với Nintendo, đó chính là đồ chơi và trò chơi điện tử. Năm 1970, Hiroshi thuê nhà thiết kế game Gunpei Yokoi để tạo ra trò chơi bắn súng Beam Gun. Khi phát hành, trò chơi nhận khá nhiều phản hồi tích cực. Ảnh: blog.beforemario.com.
Ralph Baer - kỹ sư người Mỹ gốc Đức, cũng đóng vai trò quan trọng. Ông là người phát triển máy game chơi trên TV có tên Magnavox Odyssey. Khi nhìn thấy tiềm năng, Nintendo đã mua bản quyền sản phẩm vào năm 1975. Ảnh: AP.
Năm 1979, Minoru Arakawa, con rể ông Hiroshi trở thành Chủ tịch Nintendo Mỹ với tham vọng thâm nhập thị trường phương Tây. Cửa hàng máy game tiền xu của Nintendo sau đó được mở tại New York. Ảnh: Getty Images.