Vào những năm 1900, các nghề nghiệp phục vụ cho ngành du lịch trên những con tàu sang trọng đã trở nên cực kỳ phổ biến và Violet Jessop không nằm ngoài số đó.Violet sinh năm 1887 tại Argentina. Khi cô 16 tuổi, gia đình cô chuyển đến sống ở Anh. Chỉ vài năm sau, khi 23 tuổi, cô quyết định theo bước chân của mẹ mình và trở thành một tiếp viên trên tàu du lịch. Hành trình của cô bắt đầu với công ty vận tải của Anh Quốc White Star Line, cụ thể hơn là con tàu RMS Olympic.Trong chuyến đi đầu tiên của Violet, chiếc RMS Olympic đã va chạm với chiếc tàu chiến HMS Hawke. Ban đầu, Violet hơi e ngại về việc tham gia hành trình của Olympic, chủ yếu là do điều kiện thời tiết xấu và một nỗi sợ hãi ban đầu. Nhưng sau khi cố quyết định lên tàu, vào ngày 20/9/1910, hai con tàu đã va vào nhau, rất may không có thương vong. Trên thực tế, cả hai con tàu đều quay trở lại cảng an toàn. Tuy nhiên, thiệt hại gây ra cho Olympic trong vụ tai nạn lớn hơn nhiều so với báo cáo, với chi phí sửa chữa lên tới con số khổng lồ vào thời điểm đó, khoảng 75.000 USD.Để nhanh chóng sửa chữa và đưa Olympic vào hoạt động trở lại, công ty đã buộc phải tạm hoãn công đoạn hoàn tất một con tàu khác của mình, mang tên Titanic. Đội sửa chữa Olympic đã lấy nhiều nguyên liệu của tàu Titanic để sử dụng, thậm chí cả chân vịt.Sau vụ tai nạn của Olympic, Violet không hào hứng tham gia vào chuyến hành trình trên con tàu mới Titanic nhưng cuối cùng, cô đã bị thuyết phục bởi bạn bè, những người nghĩ rằng nếu không tham gia cô sẽ bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời.Và chỉ 5 ngày sau khi ra khơi, vào ngày 10/4/1912, tàu Titanic gặp nạn. Violet đã ra khỏi cabin và ngay lập tức chạy lên boong sau va chạm, nơi cô đã giúp nhiều phụ nữ và trẻ em lên xuồng cứu sinh. Khi đến lượt mình, cô lên Thuyền cứu sinh số 16, mang theo một đứa bé bị lạc.Cùng với những người sống sót còn lại, cô đã được cứu vào sáng hôm sau, sau 8 tiếng đồng hồ chờ đợi giữa đại dương. Cô cho biết đã giữ lấy đứa bé trong suốt thời gian đó. Mãi đến sau khi họ được cứu, một người phụ nữ đã đến gần và lấy đi đứa trẻ trên tay mà không nói một lời nào.4 năm sau thảm kịch của tàu Titanic, Violet làm y tá cho Hội Chữ thập đỏ Anh. Lúc này, HMHS Britannic, chiếc tàu thứ ba và cũng là lớn nhất trong ba con tàu hạng Olympic của hãng tàu White Star Line, đã được sửa chữa để biến thành một bệnh viện trên biển.Nhưng khi chở cô và lang thang trên khu vực biển Aegean, một vụ nổ đã bất ngờ xảy ra. Violet nhảy xuống nước nhưng bị hút vào gầm tàu, nhận lấy một cú đập vào đầu khá mạnh.Violet vẫn không nản lòng và tiếp tục bước lên những con tàu lớn cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 63. Những năm sau đó, cô nhận được một cuộc gọi bí ẩn từ một người không quen biết, hỏi cô có phải là phụ nữ đã cứu một em bé trong vụ đắm tàu Titanic không. Khi cô nói đó chính là mình, người gọi điện đã đáp rằng: "Tôi là đứa bé đó" và cúp máy.
Vào những năm 1900, các nghề nghiệp phục vụ cho ngành du lịch trên những con tàu sang trọng đã trở nên cực kỳ phổ biến và Violet Jessop không nằm ngoài số đó.
Violet sinh năm 1887 tại Argentina. Khi cô 16 tuổi, gia đình cô chuyển đến sống ở Anh. Chỉ vài năm sau, khi 23 tuổi, cô quyết định theo bước chân của mẹ mình và trở thành một tiếp viên trên tàu du lịch. Hành trình của cô bắt đầu với công ty vận tải của Anh Quốc White Star Line, cụ thể hơn là con tàu RMS Olympic.
Trong chuyến đi đầu tiên của Violet, chiếc RMS Olympic đã va chạm với chiếc tàu chiến HMS Hawke. Ban đầu, Violet hơi e ngại về việc tham gia hành trình của Olympic, chủ yếu là do điều kiện thời tiết xấu và một nỗi sợ hãi ban đầu. Nhưng sau khi cố quyết định lên tàu, vào ngày 20/9/1910, hai con tàu đã va vào nhau, rất may không có thương vong.
Trên thực tế, cả hai con tàu đều quay trở lại cảng an toàn. Tuy nhiên, thiệt hại gây ra cho Olympic trong vụ tai nạn lớn hơn nhiều so với báo cáo, với chi phí sửa chữa lên tới con số khổng lồ vào thời điểm đó, khoảng 75.000 USD.
Để nhanh chóng sửa chữa và đưa Olympic vào hoạt động trở lại, công ty đã buộc phải tạm hoãn công đoạn hoàn tất một con tàu khác của mình, mang tên Titanic. Đội sửa chữa Olympic đã lấy nhiều nguyên liệu của tàu Titanic để sử dụng, thậm chí cả chân vịt.
Sau vụ tai nạn của Olympic, Violet không hào hứng tham gia vào chuyến hành trình trên con tàu mới Titanic nhưng cuối cùng, cô đã bị thuyết phục bởi bạn bè, những người nghĩ rằng nếu không tham gia cô sẽ bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời.
Và chỉ 5 ngày sau khi ra khơi, vào ngày 10/4/1912, tàu Titanic gặp nạn. Violet đã ra khỏi cabin và ngay lập tức chạy lên boong sau va chạm, nơi cô đã giúp nhiều phụ nữ và trẻ em lên xuồng cứu sinh. Khi đến lượt mình, cô lên Thuyền cứu sinh số 16, mang theo một đứa bé bị lạc.
Cùng với những người sống sót còn lại, cô đã được cứu vào sáng hôm sau, sau 8 tiếng đồng hồ chờ đợi giữa đại dương. Cô cho biết đã giữ lấy đứa bé trong suốt thời gian đó. Mãi đến sau khi họ được cứu, một người phụ nữ đã đến gần và lấy đi đứa trẻ trên tay mà không nói một lời nào.
4 năm sau thảm kịch của tàu Titanic, Violet làm y tá cho Hội Chữ thập đỏ Anh. Lúc này, HMHS Britannic, chiếc tàu thứ ba và cũng là lớn nhất trong ba con tàu hạng Olympic của hãng tàu White Star Line, đã được sửa chữa để biến thành một bệnh viện trên biển.
Nhưng khi chở cô và lang thang trên khu vực biển Aegean, một vụ nổ đã bất ngờ xảy ra. Violet nhảy xuống nước nhưng bị hút vào gầm tàu, nhận lấy một cú đập vào đầu khá mạnh.
Violet vẫn không nản lòng và tiếp tục bước lên những con tàu lớn cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 63. Những năm sau đó, cô nhận được một cuộc gọi bí ẩn từ một người không quen biết, hỏi cô có phải là phụ nữ đã cứu một em bé trong vụ đắm tàu Titanic không. Khi cô nói đó chính là mình, người gọi điện đã đáp rằng: "Tôi là đứa bé đó" và cúp máy.