Đêm 20/12/1980, thời tiết lạnh giá, nhiệt độ giảm xuống âm 22 độ F (-30 độ C). Jean Hilliard lúc đó 19 tuổi lái xe từ nhà bạn về nhà cha mẹ ở Lengby, Minnesota. Bất chợt, cô gái lạc tay lái và lao chệch khỏi đường.Chiếc xe dừng lại và không thể khởi động lại máy, Jean quyết định đi bộ đến nhà Wally Nelson - một người bạn, cách đó khoảng 3,2 km. Jean Hilliard lúc đó chỉ đi giày tây, khoác một chiếc áo khoác và đeo găng tay. Nhưng không may thế nào đó, cô ấy lại bị vấp ngã và bất tỉnh ngay phía ngoài thềm nhà.Trong suốt 6 tiếng đồng hồ, không ai phát hiện ra Hilliard và cô ấy đã phơi mình dưới cái lạnh âm 30 độ C trong suốt khoảng thời gian đó. Thân nhiệt của cô ấy đã hạ không chỉ 2-3 độ mà tới tận 10 độ C. Đó là một mức thấp cực điểm và Hilliard đã được tìm thấy trong tình trạng gần như đóng băng.Khuôn mặt của cô ấy xám xịt, đôi mắt rắn chắc và làn da của Hilliard được cho là quá cứng để nhân viên y tế đâm được kim tiêm qua. Các bác sĩ lắc đầu bất lực. Họ nói các tế bào hoàn toàn đông cứng, các cơ quan nội tạng cũng lạnh dần, sẽ càng khó hơn để chúng có thể thực hiện chức năng của mình cho tới khi hoàn toàn ngừng hẳn.Thậm chí não cũng không thể cứu. Jean sẽ không còn hy vọng nào cả. Điều duy nhất các bác sĩ có thể làm cho cô gái trẻ là đắp các túi giữ ấm quanh người cô để nâng nhiệt độ cơ thể lên, làm tan lớp băng.11h trưa, Jean bắt đầu co giật và lấy lại được ý thức một cách thần kỳ. Mọi người xung quanh cô đều kinh ngạc. Vào ban đêm, cô có thể di chuyển đôi cánh tay. Đến ngày thứ 3, đôi chân của cô cũng có thể di chuyển.Cô phải điều trị y tế trong 49 ngày tiếp theo nhưng sau đó hồi phục hoàn toàn và không phải cắt bỏ ngay cả một ngón tay. Hilliard sớm được xuất viện và sống một cuộc sống bình thường cho tới tận bây giờ, hoàn toàn khoẻ mạnh và không gặp bất kỳ vấn đề thể chất nào, ngoại trừ một kỷ niệm đáng nhớ sau đêm ngày hôm đó.Đến nay, không ai biết được làm cách nào mà cơ thể của cô gái lại có thể phục hồi hoàn toàn khỏi trạng thái đóng băng cứng như vậy. Trường hợp "hồi sinh" của Jean Hilliard hiện vẫn còn là một bí ẩn của ngành y.Thực tế, cơ thể co cứng Hilliard là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng. Nó xảy ra vì cơ bắp của cô ấy trở nên co cứng chứ không phải toàn bộ cơ thể thực sự đã đóng băng. Hiện tượng co cứng này cũng xuất hiện ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng nghiêm trọng, nhiều khi khiến người họ căng cứng như một xác chết.Về làn da tái trắng và lạnh cóng, thậm chí ngay cả đôi mắt Hilliard cũng có vẻ đã đóng đá lại giống như thủy tinh, các nhà khoa học vẫn có thể đưa ra lời giải thích thoả đáng. Theo đó, khi bị lạnh, các kênh chất lỏng dẫn đến mạch máu dưới da sẽ đóng lại. Điều này giúp tập trung máu để giữ cho các cơ quan nội tạng quan trọng của bạn còn hoạt động.Không có máu tới tứ chi sẽ làm da bạn trông tái nhợt lại như tro và rất lạnh khi chạm vào. Tĩnh mạch ở trạng thái co thắt với một lớp da mỏng bị mất nước ép chặt vào lớp cơ co cứng hoàn toàn cũng tạo ra cảm giác đông cứng giả. Khi đó, nếu có một nhân viên y tế cố tình dùng sức đâm một chiếc kim tiêm nhỏ vào tĩnh mạch, nó cũng có thể làm chiếc kim tiêm cong lại.Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV
Đêm 20/12/1980, thời tiết lạnh giá, nhiệt độ giảm xuống âm 22 độ F (-30 độ C). Jean Hilliard lúc đó 19 tuổi lái xe từ nhà bạn về nhà cha mẹ ở Lengby, Minnesota. Bất chợt, cô gái lạc tay lái và lao chệch khỏi đường.
Chiếc xe dừng lại và không thể khởi động lại máy, Jean quyết định đi bộ đến nhà Wally Nelson - một người bạn, cách đó khoảng 3,2 km. Jean Hilliard lúc đó chỉ đi giày tây, khoác một chiếc áo khoác và đeo găng tay. Nhưng không may thế nào đó, cô ấy lại bị vấp ngã và bất tỉnh ngay phía ngoài thềm nhà.
Trong suốt 6 tiếng đồng hồ, không ai phát hiện ra Hilliard và cô ấy đã phơi mình dưới cái lạnh âm 30 độ C trong suốt khoảng thời gian đó. Thân nhiệt của cô ấy đã hạ không chỉ 2-3 độ mà tới tận 10 độ C. Đó là một mức thấp cực điểm và Hilliard đã được tìm thấy trong tình trạng gần như đóng băng.
Khuôn mặt của cô ấy xám xịt, đôi mắt rắn chắc và làn da của Hilliard được cho là quá cứng để nhân viên y tế đâm được kim tiêm qua. Các bác sĩ lắc đầu bất lực. Họ nói các tế bào hoàn toàn đông cứng, các cơ quan nội tạng cũng lạnh dần, sẽ càng khó hơn để chúng có thể thực hiện chức năng của mình cho tới khi hoàn toàn ngừng hẳn.
Thậm chí não cũng không thể cứu. Jean sẽ không còn hy vọng nào cả. Điều duy nhất các bác sĩ có thể làm cho cô gái trẻ là đắp các túi giữ ấm quanh người cô để nâng nhiệt độ cơ thể lên, làm tan lớp băng.
11h trưa, Jean bắt đầu co giật và lấy lại được ý thức một cách thần kỳ. Mọi người xung quanh cô đều kinh ngạc. Vào ban đêm, cô có thể di chuyển đôi cánh tay. Đến ngày thứ 3, đôi chân của cô cũng có thể di chuyển.
Cô phải điều trị y tế trong 49 ngày tiếp theo nhưng sau đó hồi phục hoàn toàn và không phải cắt bỏ ngay cả một ngón tay. Hilliard sớm được xuất viện và sống một cuộc sống bình thường cho tới tận bây giờ, hoàn toàn khoẻ mạnh và không gặp bất kỳ vấn đề thể chất nào, ngoại trừ một kỷ niệm đáng nhớ sau đêm ngày hôm đó.
Đến nay, không ai biết được làm cách nào mà cơ thể của cô gái lại có thể phục hồi hoàn toàn khỏi trạng thái đóng băng cứng như vậy. Trường hợp "hồi sinh" của Jean Hilliard hiện vẫn còn là một bí ẩn của ngành y.
Thực tế, cơ thể co cứng Hilliard là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng. Nó xảy ra vì cơ bắp của cô ấy trở nên co cứng chứ không phải toàn bộ cơ thể thực sự đã đóng băng. Hiện tượng co cứng này cũng xuất hiện ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng nghiêm trọng, nhiều khi khiến người họ căng cứng như một xác chết.
Về làn da tái trắng và lạnh cóng, thậm chí ngay cả đôi mắt Hilliard cũng có vẻ đã đóng đá lại giống như thủy tinh, các nhà khoa học vẫn có thể đưa ra lời giải thích thoả đáng. Theo đó, khi bị lạnh, các kênh chất lỏng dẫn đến mạch máu dưới da sẽ đóng lại. Điều này giúp tập trung máu để giữ cho các cơ quan nội tạng quan trọng của bạn còn hoạt động.
Không có máu tới tứ chi sẽ làm da bạn trông tái nhợt lại như tro và rất lạnh khi chạm vào. Tĩnh mạch ở trạng thái co thắt với một lớp da mỏng bị mất nước ép chặt vào lớp cơ co cứng hoàn toàn cũng tạo ra cảm giác đông cứng giả. Khi đó, nếu có một nhân viên y tế cố tình dùng sức đâm một chiếc kim tiêm nhỏ vào tĩnh mạch, nó cũng có thể làm chiếc kim tiêm cong lại.