Từ hàng nghìn năm qua, núi thiêng Thái Sơn đã được coi là ngọn núi thiêng liêng bậc nhất của đất nước Trung Quốc.Núi nằm ở tỉnh Sơn Đông với tổng diện tích 426 km², nơi cao nhất là đỉnh Ngọc Hoàng với độ cao 1.545m so với mặt nước biển. Người xưa thường gọi núi này là Thiên Trụ, tức là cột chống trời.Đây là một vùng núi có địa thế rất hiểm trở với nhiều thắng cảnh thiên nhiên và hệ động thực vật phong phú.Theo các nghiên cứu lịch sử, vào thời kỳ đồ đá cách đây 5-40 vạn năm, đã có người sống trên núi Thái Sơn. Cách đây 4.000 - 6.000 năm, sườn phía Nam núi Thái Sơn là nơi phồn hoa của nền văn hóa Long Sơn và nền văn hóa Đại Văn Khẩu.Vào thời kỳ phong kiến, núi Thái Sơn là thánh địa của Đạo gia và là nơi tế lễ của nhiều triều đại Trung Hoa. Theo sử sách ghi chép từ thời Tần Thủy Hoàng đến đời vua Càn Long, có tới 12 vị hoàng đế Trung Quốc lên núi Thái Sơn tế trời.Rất nhiều tao nhân mặc khách cũng đã đến thưởng ngọan phong cảnh và đã để lại rất nhiều bút tích ở đây. Tiêu biểu như Khổng Tử với: "Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ" hay Đỗ Phủ: "Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lản chúng sơn tiểu".Ngày nay, những thắng cảnh thiên nhiên chính trên núi Thái Sơn là: Đỉnh ngọc Hoàng, đỉnh Thiên Trụ, đỉnh Nhật Quang, đỉnh Nguyệt Quang, vách Trăm Tượng, cầu Tiên Nhân, thác Vân Kiều, thác Long Đàm luôn thu hút khách du lịch.Trên toàn bộ vùng núi còn có 20 quần thể kiến trúc, hơn 2.000 di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu như Đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam Thiên, đền Bích Xá, cung Đấu Mẫu, lầu Xích Thiên… Đây đều là các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng và có giá trị nghệ thuật.Núi Thái Sơn còn có hàng vạn cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt là một cây Ngân Hạnh có niên đại 2.000 năm tuổi được mệnh danh là "hóa thạch sống" cho hệ thực vật tiêu biểu của nơi đây.Vào năm 1987, núi Thái Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.Mời quý độc giả xem video: Kỳ lạ tảng đá treo lơ lửng trên vách núi thách thức trọng lực. Nguồn: Kienthucnet.
Từ hàng nghìn năm qua, núi thiêng Thái Sơn đã được coi là ngọn núi thiêng liêng bậc nhất của đất nước Trung Quốc.
Núi nằm ở tỉnh Sơn Đông với tổng diện tích 426 km², nơi cao nhất là đỉnh Ngọc Hoàng với độ cao 1.545m so với mặt nước biển. Người xưa thường gọi núi này là Thiên Trụ, tức là cột chống trời.
Đây là một vùng núi có địa thế rất hiểm trở với nhiều thắng cảnh thiên nhiên và hệ động thực vật phong phú.
Theo các nghiên cứu lịch sử, vào thời kỳ đồ đá cách đây 5-40 vạn năm, đã có người sống trên núi Thái Sơn. Cách đây 4.000 - 6.000 năm, sườn phía Nam núi Thái Sơn là nơi phồn hoa của nền văn hóa Long Sơn và nền văn hóa Đại Văn Khẩu.
Vào thời kỳ phong kiến, núi Thái Sơn là thánh địa của Đạo gia và là nơi tế lễ của nhiều triều đại Trung Hoa. Theo sử sách ghi chép từ thời Tần Thủy Hoàng đến đời vua Càn Long, có tới 12 vị hoàng đế Trung Quốc lên núi Thái Sơn tế trời.
Rất nhiều tao nhân mặc khách cũng đã đến thưởng ngọan phong cảnh và đã để lại rất nhiều bút tích ở đây. Tiêu biểu như Khổng Tử với: "Đăng Thái Sơn nhi tiểu thiên hạ" hay Đỗ Phủ: "Hội đương quân tuyệt đỉnh, nhất lản chúng sơn tiểu".
Ngày nay, những thắng cảnh thiên nhiên chính trên núi Thái Sơn là: Đỉnh ngọc Hoàng, đỉnh Thiên Trụ, đỉnh Nhật Quang, đỉnh Nguyệt Quang, vách Trăm Tượng, cầu Tiên Nhân, thác Vân Kiều, thác Long Đàm luôn thu hút khách du lịch.
Trên toàn bộ vùng núi còn có 20 quần thể kiến trúc, hơn 2.000 di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu như Đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam Thiên, đền Bích Xá, cung Đấu Mẫu, lầu Xích Thiên… Đây đều là các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng và có giá trị nghệ thuật.
Núi Thái Sơn còn có hàng vạn cây cổ thụ trên 100 năm tuổi, đặc biệt là một cây Ngân Hạnh có niên đại 2.000 năm tuổi được mệnh danh là "hóa thạch sống" cho hệ thực vật tiêu biểu của nơi đây.
Vào năm 1987, núi Thái Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Mời quý độc giả xem video: Kỳ lạ tảng đá treo lơ lửng trên vách núi thách thức trọng lực. Nguồn: Kienthucnet.