Amos Chapple - một nhiếp ảnh gia người New Zeland mới đây đã có một bộ ảnh chụp tại Meghalaya (Ấn Độ) - vùng đất với những cơn mưa xối xả triền miên và được xem là địa danh “ẩm ướt nhất trên Trái đất”.Meghalaya cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Khasi (khoảng 1,2 triệu người), người Garos và người Jaintia.Họ đã sinh sống ở đây từ 2.300 năm nay, theo chế độ mẫu hệ. Vì thế nên người Meghalaya còn được gọi là “bộ tộc mẫu hệ”.Để chống chọi lại với những trận mưa dai dẳng, người dân ở đây chế tạo ra một loại “áo mưa” có tên là Knups với hình dạng như chiếc thuyền được làm từ tre và lá chuối.Với chiếc “áo mưa” độc đáo này, họ vẫn có thể đứng làm việc bình thường bằng cả 2 tay và hình dáng của Knups cũng giúp họ không bị ướt bởi những cơn mưa kèm theo giông lớn.Theo mô tả, khi mùa mưa tới, tiếng mưa rơi xuống gây ra âm thanh ồn ào tới mức học sinh không thể nghe thấy tiếng giáo viên giảng bài. Nhằm giảm tiếng ồn, người dân tại đây đã nghĩ ra cách lót những lớp cỏ dày lên mái.Với lượng mưa trung bình là 1.200cm mỗi năm, nơi đây được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới.Những cây cầu bắc qua sông kỳ lạ được xây dựng không phải bằng bê tông mà bằng chính những rễ cây đang sống.Các rễ cây đa, cây cao su… được họ bện lại thành búi. Qua hàng thế kỷ, những rễ cây này lớn lên và khỏe hơn, tạo ra những cây cầu vô cùng chắc chắn. Những cây cầu “sống” dài tới 30m và có thể chịu được tải trọng của 50 người.Để làm những cây cầu này, đầu tiên người dân sẽ sử dụng tre làm khung. Sau đó, họ bện các rễ phụ của cây cao su lên, các rễ cây này sẽ tự phát triển theo khung tre đó.Một thời gian sau, khung tre mục nát nhưng các rễ cây cao su thì vẫn tiếp tục phát triển. Theo người dân ở đây, trong khoảng từ 7-8 năm, họ sẽ có một cây cầu chịu được sức nặng của một người.Do lượng mưa khổng lồ, vùng đất này luôn trong trạng thái ẩm ướt và xuất hiện nhiều thác nước. Bên cạnh đó là những hang động đá vôi kỳ ảo với thảm thực vật phát triển.Cuộc sống của người dân nơi đây còn khá lạc hậu, những khu chợ dưới trời mưa vẫn là nơi cung cấp lương thực chính cho cư dân trong làng. Do mưa quá nhiều nên việc trồng trọt gần như không khả thi. Người dân tại đây thường nhập các sản phẩm rau củ từ những vùng thời tiết khô ráo hơn về bày bán trong chợ có mái che.
Amos Chapple - một nhiếp ảnh gia người New Zeland mới đây đã có một bộ ảnh chụp tại Meghalaya (Ấn Độ) - vùng đất với những cơn mưa xối xả triền miên và được xem là địa danh “ẩm ướt nhất trên Trái đất”.
Meghalaya cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Khasi (khoảng 1,2 triệu người), người Garos và người Jaintia.
Họ đã sinh sống ở đây từ 2.300 năm nay, theo chế độ mẫu hệ. Vì thế nên người Meghalaya còn được gọi là “bộ tộc mẫu hệ”.
Để chống chọi lại với những trận mưa dai dẳng, người dân ở đây chế tạo ra một loại “áo mưa” có tên là Knups với hình dạng như chiếc thuyền được làm từ tre và lá chuối.
Với chiếc “áo mưa” độc đáo này, họ vẫn có thể đứng làm việc bình thường bằng cả 2 tay và hình dáng của Knups cũng giúp họ không bị ướt bởi những cơn mưa kèm theo giông lớn.
Theo mô tả, khi mùa mưa tới, tiếng mưa rơi xuống gây ra âm thanh ồn ào tới mức học sinh không thể nghe thấy tiếng giáo viên giảng bài. Nhằm giảm tiếng ồn, người dân tại đây đã nghĩ ra cách lót những lớp cỏ dày lên mái.
Với lượng mưa trung bình là 1.200cm mỗi năm, nơi đây được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới.
Những cây cầu bắc qua sông kỳ lạ được xây dựng không phải bằng bê tông mà bằng chính những rễ cây đang sống.
Các rễ cây đa, cây cao su… được họ bện lại thành búi. Qua hàng thế kỷ, những rễ cây này lớn lên và khỏe hơn, tạo ra những cây cầu vô cùng chắc chắn. Những cây cầu “sống” dài tới 30m và có thể chịu được tải trọng của 50 người.
Để làm những cây cầu này, đầu tiên người dân sẽ sử dụng tre làm khung. Sau đó, họ bện các rễ phụ của cây cao su lên, các rễ cây này sẽ tự phát triển theo khung tre đó.
Một thời gian sau, khung tre mục nát nhưng các rễ cây cao su thì vẫn tiếp tục phát triển. Theo người dân ở đây, trong khoảng từ 7-8 năm, họ sẽ có một cây cầu chịu được sức nặng của một người.
Do lượng mưa khổng lồ, vùng đất này luôn trong trạng thái ẩm ướt và xuất hiện nhiều thác nước. Bên cạnh đó là những hang động đá vôi kỳ ảo với thảm thực vật phát triển.
Cuộc sống của người dân nơi đây còn khá lạc hậu, những khu chợ dưới trời mưa vẫn là nơi cung cấp lương thực chính cho cư dân trong làng. Do mưa quá nhiều nên việc trồng trọt gần như không khả thi. Người dân tại đây thường nhập các sản phẩm rau củ từ những vùng thời tiết khô ráo hơn về bày bán trong chợ có mái che.