Robot và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phổ biến, có thể đe dọa thay thế con người trong rất nhiều công việc hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng một con robot thầy tu có thể thuyết giảng Phật giáo?Ngôi đền Kodaiji 400 tuổi tại thành phố Kyoto, Nhật Bản đã sử dụng một con robot có tên là Mindar để thay thế công việc của các thầy tu, đó là thuyết giảng Phật giáo cho các du khách đến tham quan và vãn cảnh chùa.Trong khi ngôi đền này hy vọng con robot có thể làm thay đổi bộ mặt của Phật giáo, thì một số người lại cho rằng Mindar giống như một con quái vật Frankenstein bởi nhiều lý do khác nhau.Mindar là một robot được tích hợp AI, có kích thước bằng người thật, được phát triển bởi nhà chế tạo robot Hiroshi Ishiguro của Đại học Osaka.Chi phí sản xuất của con robot thầy tu này lên tới gần 1 triệu USD. Nó có thể thuyết giảng Phật giáo bằng tiếng Nhật, đồng thời dịch ra tiếng Trung và tiếng Anh cho du khách nước ngoài.Tay, mặt và vai của Mindar được bọc bên ngoài bởi một lớp silicon tổng hợp trông giống như da người. Tuy nhiên phần còn lại của cơ thể lại để lộ các bộ phận máy móc. Phần đỉnh đầu cũng để lộ toàn bộ cơ cấu máy móc, dây nối và đèn nhấp nháy.Robot nhà sư Mindar có thể cử động được cánh tay, đầu và thân mình. Chẳng hạn như có thể chắp tay lại khi thực hiện một lời cầu nguyện. Mindar có giọng nói trầm ấm và điềm tĩnh, vì vậy rất phù hợp khi thuyết giảng.“Robot sẽ không bao giờ chết, nó sẽ tự tiếp tục học hỏi và phát triển”, thấy tu Tensho Goto cho biết: “Với trí tuệ nhân tạo, chúng tôi hy vọng nó sẽ phát triển để giúp mọi người vượt qua những khó khăn lớn nhất. Nó đang thay đổi Phật giáo”.Vị thầy tu này cũng hy vọng Mindar có thể giúp đưa Phật giáo đến với những người trẻ tuổi, tuy nhiên ông khẳng định đây không phải là một chiêu trò để thu hút du khách đến với ngôi đền này. Video: Ngôi đền tại Nhật Bản mang robot triệu đô về làm thầy tu.
Robot và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phổ biến, có thể đe dọa thay thế con người trong rất nhiều công việc hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng một con robot thầy tu có thể thuyết giảng Phật giáo?
Ngôi đền Kodaiji 400 tuổi tại thành phố Kyoto, Nhật Bản đã sử dụng một con robot có tên là Mindar để thay thế công việc của các thầy tu, đó là thuyết giảng Phật giáo cho các du khách đến tham quan và vãn cảnh chùa.
Trong khi ngôi đền này hy vọng con robot có thể làm thay đổi bộ mặt của Phật giáo, thì một số người lại cho rằng Mindar giống như một con quái vật Frankenstein bởi nhiều lý do khác nhau.
Mindar là một robot được tích hợp AI, có kích thước bằng người thật, được phát triển bởi nhà chế tạo robot Hiroshi Ishiguro của Đại học Osaka.
Chi phí sản xuất của con robot thầy tu này lên tới gần 1 triệu USD. Nó có thể thuyết giảng Phật giáo bằng tiếng Nhật, đồng thời dịch ra tiếng Trung và tiếng Anh cho du khách nước ngoài.
Tay, mặt và vai của Mindar được bọc bên ngoài bởi một lớp silicon tổng hợp trông giống như da người. Tuy nhiên phần còn lại của cơ thể lại để lộ các bộ phận máy móc. Phần đỉnh đầu cũng để lộ toàn bộ cơ cấu máy móc, dây nối và đèn nhấp nháy.
Robot nhà sư Mindar có thể cử động được cánh tay, đầu và thân mình. Chẳng hạn như có thể chắp tay lại khi thực hiện một lời cầu nguyện. Mindar có giọng nói trầm ấm và điềm tĩnh, vì vậy rất phù hợp khi thuyết giảng.
“Robot sẽ không bao giờ chết, nó sẽ tự tiếp tục học hỏi và phát triển”, thấy tu Tensho Goto cho biết: “Với trí tuệ nhân tạo, chúng tôi hy vọng nó sẽ phát triển để giúp mọi người vượt qua những khó khăn lớn nhất. Nó đang thay đổi Phật giáo”.
Vị thầy tu này cũng hy vọng Mindar có thể giúp đưa Phật giáo đến với những người trẻ tuổi, tuy nhiên ông khẳng định đây không phải là một chiêu trò để thu hút du khách đến với ngôi đền này.
Video: Ngôi đền tại Nhật Bản mang robot triệu đô về làm thầy tu.