Teegarden b: Hành tinh này quay quanh một ngôi sao nằm trong "vùng sống được". Tháng 7/2019, đây là hành tinh có khả năng tồn tại sự sống nhất dựa trên Chỉ số Tương đồng với Trái Đất (ESI). Theo chỉ số này, Teegarden b là hành tinh "anh em" tương đồng nhất với Trái đất tới 95%.Trappist 1-e: Ngoại hành tinh có kích cỡ giống Trái Đất này nằm cách chúng ta xấp xỉ 40 năm ánh sáng. Theo Planetary Habitability Catalogue, Trappist 1-e là hành tinh có tiềm năng tồn tại sự sống cao thứ 3 và cũng có các đặc điểm tương tự với Trái Đất tới 95%.Trappist 1-d: Là một hành tinh "anh em" của Trappist 1-e, hành tinh này cũng được cho là có thể sinh sống được. Theo các nhà khoa học, Trappist 1-d có nhiệt độ rất giống với Trái Đất và thậm chí có thể còn tồn tại cả bầu khí quyển, các đại dương và các lớp băng. Hành tinh này giống Trái Đất 89%.Kepler-438b: Hành tinh này quay quanh một ngôi sao có tên là Kepler 438 và được tàu vũ trụ Kepler của NASA phát hiện. Các nhà khoa học đã tính toán được rằng nước ở thể lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy hành tinh này có bức xạ cực mạnh từ ngôi sao mà nó quay quanh, một đặc điểm khiến Kepler-438b khó có thể sống được. Hiện nay, hành tinh này giống Trái Đất 88%.Proxima Centauri b quay quanh một ngôi sao có tên là Proxima Centauri b - ngôi sao gần với Mặt Trời của chúng ta nhất. Hành tinh này nằm trong vùng sống được, có các thành phần thuộc khí quyển và có thể tồn tại nước trên bề mặt. Tuy nhiên, khả năng sinh sống trên Proxima Centauri b bị đặt câu hỏi bởi nó bị khóa thủy triều khi một mặt của hành tinh luôn hướng về phía Mặt Trời và mặt kia vĩnh viễn chìm trong bóng tối. Sự sống được cho là có thể tồn tại ở biên giới giữa 2 nửa này và hành tinh này có các đặc điểm giống Trái Đất 87%.Kepler-442b: Ngoại hành tinh gần giống Trái Đất này được miêu tả là một trong những hành tinh có kích cỡ và nhiệt độ giống hành tinh của chúng ta nhất với tỷ lệ là 84%.EPIC 201238110.02: Ngoại hành tinh mới được phát hiện gần đây này là hành tinh duy nhất nằm trong vùng sống được so với ngôi sao của nó. Ngôi sao chủ EPIC 201238110 cách chúng ta 522 năm ánh sáng, nằm giữa 2 chòm sao Sư tử và Xử nữ.Teegarden c: Nằm cách Trái Đất 12 năm ánh sáng, ngoại hành tinh này là hành tinh gần thứ 4 nằm trong vùng sống được. Nhiệt độ trên hành tinh này được cho là có thể tồn tại nước và băng trên bề mặt. Theo ESI, tỷ lệ Teegarden c giống Trái Đất là 63%.Wolf 1061c: Nằm ở khoảng cách 13,8 năm ánh sáng so với Trái Đất, hành tinh gần thứ 5 này cũng là một nơi có khả năng tồn tại sự sống. Ngôi sao của nó có thể tiếp tục cháy khoảng 400 - 500 triệu năm nữa, tức là lâu hơn Mặt Trời của chúng ta 40 - 50 lần. Hành tinh này giống hành tinh của chúng ta 76%.Ross 128 b: Đây là hành tinh gần với hệ Mặt trời của chúng ta nhất và quay quanh một ngôi sao lùn đỏ. Do đó, nó cũng là một "ứng viên" có khả năng tồn tại sự sống. Nếu hành tinh này có bầu khí quyền, nhiệt độ của nó sẽ phù hợp để duy trì nước ở thể lỏng trên bề mặt. Ross 128 b giống Trái Đất tới 86%./.
Teegarden b: Hành tinh này quay quanh một ngôi sao nằm trong "vùng sống được". Tháng 7/2019, đây là hành tinh có khả năng tồn tại sự sống nhất dựa trên Chỉ số Tương đồng với Trái Đất (ESI). Theo chỉ số này, Teegarden b là hành tinh "anh em" tương đồng nhất với Trái đất tới 95%.
Trappist 1-e: Ngoại hành tinh có kích cỡ giống Trái Đất này nằm cách chúng ta xấp xỉ 40 năm ánh sáng. Theo Planetary Habitability Catalogue, Trappist 1-e là hành tinh có tiềm năng tồn tại sự sống cao thứ 3 và cũng có các đặc điểm tương tự với Trái Đất tới 95%.
Trappist 1-d: Là một hành tinh "anh em" của Trappist 1-e, hành tinh này cũng được cho là có thể sinh sống được. Theo các nhà khoa học, Trappist 1-d có nhiệt độ rất giống với Trái Đất và thậm chí có thể còn tồn tại cả bầu khí quyển, các đại dương và các lớp băng. Hành tinh này giống Trái Đất 89%.
Kepler-438b: Hành tinh này quay quanh một ngôi sao có tên là Kepler 438 và được tàu vũ trụ Kepler của NASA phát hiện. Các nhà khoa học đã tính toán được rằng nước ở thể lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy hành tinh này có bức xạ cực mạnh từ ngôi sao mà nó quay quanh, một đặc điểm khiến Kepler-438b khó có thể sống được. Hiện nay, hành tinh này giống Trái Đất 88%.
Proxima Centauri b quay quanh một ngôi sao có tên là Proxima Centauri b - ngôi sao gần với Mặt Trời của chúng ta nhất. Hành tinh này nằm trong vùng sống được, có các thành phần thuộc khí quyển và có thể tồn tại nước trên bề mặt. Tuy nhiên, khả năng sinh sống trên Proxima Centauri b bị đặt câu hỏi bởi nó bị khóa thủy triều khi một mặt của hành tinh luôn hướng về phía Mặt Trời và mặt kia vĩnh viễn chìm trong bóng tối. Sự sống được cho là có thể tồn tại ở biên giới giữa 2 nửa này và hành tinh này có các đặc điểm giống Trái Đất 87%.
Kepler-442b: Ngoại hành tinh gần giống Trái Đất này được miêu tả là một trong những hành tinh có kích cỡ và nhiệt độ giống hành tinh của chúng ta nhất với tỷ lệ là 84%.
EPIC 201238110.02: Ngoại hành tinh mới được phát hiện gần đây này là hành tinh duy nhất nằm trong vùng sống được so với ngôi sao của nó. Ngôi sao chủ EPIC 201238110 cách chúng ta 522 năm ánh sáng, nằm giữa 2 chòm sao Sư tử và Xử nữ.
Teegarden c: Nằm cách Trái Đất 12 năm ánh sáng, ngoại hành tinh này là hành tinh gần thứ 4 nằm trong vùng sống được. Nhiệt độ trên hành tinh này được cho là có thể tồn tại nước và băng trên bề mặt. Theo ESI, tỷ lệ Teegarden c giống Trái Đất là 63%.
Wolf 1061c: Nằm ở khoảng cách 13,8 năm ánh sáng so với Trái Đất, hành tinh gần thứ 5 này cũng là một nơi có khả năng tồn tại sự sống. Ngôi sao của nó có thể tiếp tục cháy khoảng 400 - 500 triệu năm nữa, tức là lâu hơn Mặt Trời của chúng ta 40 - 50 lần. Hành tinh này giống hành tinh của chúng ta 76%.
Ross 128 b: Đây là hành tinh gần với hệ Mặt trời của chúng ta nhất và quay quanh một ngôi sao lùn đỏ. Do đó, nó cũng là một "ứng viên" có khả năng tồn tại sự sống. Nếu hành tinh này có bầu khí quyền, nhiệt độ của nó sẽ phù hợp để duy trì nước ở thể lỏng trên bề mặt. Ross 128 b giống Trái Đất tới 86%./.