Nghiên cứu các hạt nhỏ để hiểu Hệ Mặt trời sơ khai

Google News

(Kiến Thức) - Chondrules là các hạt hình cầu có trong vật liệu nóng chảy được tìm thấy trong thiên thạch, nhưng nguồn gốc của chúng từ lâu đã là một bí ẩn. Có đường kính không dài hơn 1mm, chúng tan chảy ở nhiệt độ hơn 1000 độ C.

Tiến sĩ Raquel Salmeron từ Trường Nghiên cứu Thiên văn học và Vật lý thiên văn, và Tiến sĩ Trevor Ireland từ Trường Nghiên cứu Khoa học Trái đất đã đề xuất một lý thuyết mới về cách thức hạt chondrules hình thành trong Hệ Mặt trời sơ khai.
Nghien cuu cac hat nho de hieu He Mat troi so khai
Nguồn ảnh: Hubble 
Hầu hết Hệ Mặt trời đều lạnh, do đó không rõ điều gì khiến trong nhiều thập kỷ, nhiều đối tượng thiên văn đạt nhiệt độ cực cao như vậy. Chúng tôi tin rằng, chondrules hình thành trong các tia vật chất được đẩy ra từ các vành đĩa dẹt, được gọi là 'vành đĩa protostellar', bao quanh các ngôi sao trẻ, tiến sĩ Salmeron nói.
Những vành đĩa này có phần giống như những vòng nhẫn trên khắp Sao Thổ.
Họ phát hiện ra rằng, khi các dòng phản lực bắn ra khỏi các vành đĩa bằng khoảng cách từ Trái đất-Mặt trời, các vật liệu mang theo chúng được nung nóng đến mức tan chảy. Các vật liệu nặng hơn trong đó sau đó rơi trở lại vào các vành đĩa, nơi chúng nguội đi và hình thành lại.
Và Chondrules là một thành phẩm như thế.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)