Cá tầm sông Dương Tử được các chuyên gia xác định không còn sinh sản trong tự nhiên kể từ năm 2000. Theo đó, loài cá này được xếp vào danh sách động vật được nhà nước bảo vệ cấp một của Trung Quốc.Vào tháng 7/2022, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã chuyển cá tầm sông Dương Tử từ "nguy cấp nghiêm trọng" sang "tuyệt chủng trong tự nhiên". Điều này có nghĩa là cá tầm sông Dương Tử hiện nay chủ yếu được nhân giống nhân tạo.Trong nỗ lực nhằm xây dựng lại quần thể cá tầm sông Dương Tử tự nhiên, các chuyên gia Trung Quốc đã thực hiện thí nghiệm nhân giống loài cá này ngoài tự nhiên.Các chuyên gia chọn đoạn Tiên Giang của sông Dương Tử ở tỉnh Tứ Xuyên làm nơi bố trí một ổ đẻ trứng nhân tạo rộng 45 m3. Sau đó, họ thả 20 con cá tầm sông Dương Tử trưởng thành vào đó và hướng dẫn chúng đẻ trứng trong vùng nước tự nhiên.Nhờ vậy, các chuyên gia lần đầu tiên quay được quá trình rụng trứng và thụ tinh của cá tầm sông Dương Tử trong tự nhiên. Lứa cá con đầu tiên đã nở thành công sau đó 7 ngày.Sự thành công của thí nghiệm trên được các chuyên gia hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình sinh sản và phục hồi quần thể cá tầm tự nhiên trên sông Dương Tử.Được mệnh danh là "gấu trúc dưới nước", cá tầm sông Dương Tử đã xuất hiện trên Trái đất từ hơn 140 triệu năm nước.Khi trưởng thành, cá tầm sông Dương Tử có thể dài đến 8m, rất nhạy cảm với tiếng động trong nước. Thịt loài cá quý hiếm này được coi là một món đặc sản tại Trung Quốc. Trứng của chúng cũng được người dân ưa thích.Theo các nhà nghiên cứu, số lượng cá tầm sông Dương Tử đã giảm mạnh vào cuối thế kỷ 20 do các hoạt động đánh bắt, khai thác của con người, giao thông đường thủy và ô nhiễm nguồn nước.Chính phủ Trung Quốc đã có chương trình gây giống cho cá tầm sông Trường Giang nhưng không thể duy trì quần thể này trong tự nhiên. Theo đó, Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên một số đoạn sông Trường Giang kể từ năm 2021.Mời độc giả xem video: Nuôi cá tầm có giàu được không?. Nguồn: VTV24.
Cá tầm sông Dương Tử được các chuyên gia xác định không còn sinh sản trong tự nhiên kể từ năm 2000. Theo đó, loài cá này được xếp vào danh sách động vật được nhà nước bảo vệ cấp một của Trung Quốc.
Vào tháng 7/2022, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã chuyển cá tầm sông Dương Tử từ "nguy cấp nghiêm trọng" sang "tuyệt chủng trong tự nhiên". Điều này có nghĩa là cá tầm sông Dương Tử hiện nay chủ yếu được nhân giống nhân tạo.
Trong nỗ lực nhằm xây dựng lại quần thể cá tầm sông Dương Tử tự nhiên, các chuyên gia Trung Quốc đã thực hiện thí nghiệm nhân giống loài cá này ngoài tự nhiên.
Các chuyên gia chọn đoạn Tiên Giang của sông Dương Tử ở tỉnh Tứ Xuyên làm nơi bố trí một ổ đẻ trứng nhân tạo rộng 45 m3. Sau đó, họ thả 20 con cá tầm sông Dương Tử trưởng thành vào đó và hướng dẫn chúng đẻ trứng trong vùng nước tự nhiên.
Nhờ vậy, các chuyên gia lần đầu tiên quay được quá trình rụng trứng và thụ tinh của cá tầm sông Dương Tử trong tự nhiên. Lứa cá con đầu tiên đã nở thành công sau đó 7 ngày.
Sự thành công của thí nghiệm trên được các chuyên gia hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình sinh sản và phục hồi quần thể cá tầm tự nhiên trên sông Dương Tử.
Được mệnh danh là "gấu trúc dưới nước", cá tầm sông Dương Tử đã xuất hiện trên Trái đất từ hơn 140 triệu năm nước.
Khi trưởng thành, cá tầm sông Dương Tử có thể dài đến 8m, rất nhạy cảm với tiếng động trong nước. Thịt loài cá quý hiếm này được coi là một món đặc sản tại Trung Quốc. Trứng của chúng cũng được người dân ưa thích.
Theo các nhà nghiên cứu, số lượng cá tầm sông Dương Tử đã giảm mạnh vào cuối thế kỷ 20 do các hoạt động đánh bắt, khai thác của con người, giao thông đường thủy và ô nhiễm nguồn nước.
Chính phủ Trung Quốc đã có chương trình gây giống cho cá tầm sông Trường Giang nhưng không thể duy trì quần thể này trong tự nhiên. Theo đó, Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên một số đoạn sông Trường Giang kể từ năm 2021.
Mời độc giả xem video: Nuôi cá tầm có giàu được không?. Nguồn: VTV24.