Đàn chim quý này được nuôi trong một ngôi chùa ở tỉnh Vĩnh Long. Nhiều người thích thú khi đến đây được nhìn thấy bên trong khoảng sân vườn nhỏ có những con chim khổng tước tuyệt đẹp rụt “cổ vào, xòe cánh ra” khoe bộ lông lộng lẫy. Chim khổng tước còn gọi là chim công hay còn gọi cuông. Chúng là loài chim thuộc họ Trĩ.Màu sắc trên đuôi công rất ấn tượng.
Anh Hồng Nam (ngụ TP Vĩnh Long) cho biết: “Mỗi lần vào viếng chùa, gia đình tôi đều thấy những con chim công xanh, trắng xòe đuôi rất đẹp. Nhiều người thích thú ngắm nhìn. Trước đây, hầu như chúng tôi chỉ thấy loại chim quý hiếm trong các chương trình thế giới động vật, phim ảnh hay trên tivi. Giờ đây, được tận mắt thấy chúng ở chùa này thì quá tuyệt vời”.Những con chim khổng tước rất quý hiếm, nằm trong sách đỏ được nhà chùa nuôi nấng, bảo tồn trong mấy năm gần đây. Cơ quan chức năng cũng đã cấp giấy phép.
Hiện nay, nhà chùa có khoảng 11 chim khổng tước xanh và trắng trưởng thành cùng rất nhiều chim con.
Ngoài chim công xanh, trong chùa còn có chim công trắng hay còn gọi bạch khổng tướcTrung bình, mỗi chim khổng tước mái đẻ khoảng 5 - 6 trứng, cá biệt ở đây có con đẻ 8 - 9 trứng. Chim khổng tước ấp trứng khoảng 28 ngày thì nở.
Chim khổng tước thường ăn cám, thóc, các loại đậu, rau cải...
Chim công trắng được tạo ra do sự đột biến gen di truyền thiếu sắc tố lôngBạch khổng tước là loài chim có bộ lông màu trắng tuyệt đẹp và được xếp vào hàng quý hiếm. Một vị sư trong chùa chia sẻ: "Nhà chùa muốn nuôi dưỡng, bảo tồn loại chim này để những ai, đặc biệt là các em nhỏ biết tới chim khổng tước và vẻ đẹp của nó, trong khi ngoài tự nhiên gần như không còn nữa. Từ đó, các em ý thức được là thiên nhiên đang bị khai thác, tàn phá. Muốn những động vật, chim chóc quý hiếm tồn tại thì mọi người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên".Loại chim này sinh sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc. Chúng được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống bao gồm cả rừng nguyên sinh và thứ cấp, cả hai vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Người ta cũng thấy chúng trong các khu vực có cây tre, đồng cỏ, thảo nguyên… Chim công phân bố ở hầu hết ở các cánh rừng khắp Việt Nam. Do nạn săn bắn, tàn phá rừng, chim công còn lại trong tự nhiên rất ít. Hầu như mọi người chỉ còn gặp chúng ở các Trung tâm bảo tồn quốc gia, vườn thú Thảo Cẩm Viên… Những con chim công rất dạn dĩ, chúng thường bay đậu lên tường rào xung quanh chùa.Con trống có bộ lông màu lục óng ánh, đuôi rất dài, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh.Con mái, gần giống con trống nhưng không có mào đầu, không có lông trang hoàng. Lông đuôi con mái thường ngắn và có viền nâu.Trong dân gian, có nhiều câu nói về công, xem công như là đại diện cho sự cao quý như "Con công ăn lẫn với gà. Rồng kia, rắn nọ, coi đà sao nên". Hay "Tập tầm vông/ Con công hay múa/ Nó múa làm sao/ Nó rụt cổ vào/ Nó xoè cánh ra..."
Đàn chim quý này được nuôi trong một ngôi chùa ở tỉnh Vĩnh Long. Nhiều người thích thú khi đến đây được nhìn thấy bên trong khoảng sân vườn nhỏ có những con chim khổng tước tuyệt đẹp rụt “cổ vào, xòe cánh ra” khoe bộ lông lộng lẫy.
Chim khổng tước còn gọi là chim công hay còn gọi cuông. Chúng là loài chim thuộc họ Trĩ.
Màu sắc trên đuôi công rất ấn tượng.
Anh Hồng Nam (ngụ TP Vĩnh Long) cho biết: “Mỗi lần vào viếng chùa, gia đình tôi đều thấy những con chim công xanh, trắng xòe đuôi rất đẹp. Nhiều người thích thú ngắm nhìn. Trước đây, hầu như chúng tôi chỉ thấy loại chim quý hiếm trong các chương trình thế giới động vật, phim ảnh hay trên tivi. Giờ đây, được tận mắt thấy chúng ở chùa này thì quá tuyệt vời”.
Những con chim khổng tước rất quý hiếm, nằm trong sách đỏ được nhà chùa nuôi nấng, bảo tồn trong mấy năm gần đây. Cơ quan chức năng cũng đã cấp giấy phép.
Hiện nay, nhà chùa có khoảng 11 chim khổng tước xanh và trắng trưởng thành cùng rất nhiều chim con.
Ngoài chim công xanh, trong chùa còn có chim công trắng hay còn gọi bạch khổng tước
Trung bình, mỗi chim khổng tước mái đẻ khoảng 5 - 6 trứng, cá biệt ở đây có con đẻ 8 - 9 trứng. Chim khổng tước ấp trứng khoảng 28 ngày thì nở.
Chim khổng tước thường ăn cám, thóc, các loại đậu, rau cải...
Chim công trắng được tạo ra do sự đột biến gen di truyền thiếu sắc tố lông
Bạch khổng tước là loài chim có bộ lông màu trắng tuyệt đẹp và được xếp vào hàng quý hiếm. Một vị sư trong chùa chia sẻ: "Nhà chùa muốn nuôi dưỡng, bảo tồn loại chim này để những ai, đặc biệt là các em nhỏ biết tới chim khổng tước và vẻ đẹp của nó, trong khi ngoài tự nhiên gần như không còn nữa. Từ đó, các em ý thức được là thiên nhiên đang bị khai thác, tàn phá. Muốn những động vật, chim chóc quý hiếm tồn tại thì mọi người phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên".
Loại chim này sinh sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc. Chúng được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống bao gồm cả rừng nguyên sinh và thứ cấp, cả hai vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Người ta cũng thấy chúng trong các khu vực có cây tre, đồng cỏ, thảo nguyên…
Chim công phân bố ở hầu hết ở các cánh rừng khắp Việt Nam. Do nạn săn bắn, tàn phá rừng, chim công còn lại trong tự nhiên rất ít. Hầu như mọi người chỉ còn gặp chúng ở các Trung tâm bảo tồn quốc gia, vườn thú Thảo Cẩm Viên…
Những con chim công rất dạn dĩ, chúng thường bay đậu lên tường rào xung quanh chùa.
Con trống có bộ lông màu lục óng ánh, đuôi rất dài, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh.
Con mái, gần giống con trống nhưng không có mào đầu, không có lông trang hoàng. Lông đuôi con mái thường ngắn và có viền nâu.
Trong dân gian, có nhiều câu nói về công, xem công như là đại diện cho sự cao quý như "Con công ăn lẫn với gà. Rồng kia, rắn nọ, coi đà sao nên". Hay "Tập tầm vông/ Con công hay múa/ Nó múa làm sao/ Nó rụt cổ vào/ Nó xoè cánh ra..."