Hố đen vũ trụ được cho là hình thành khi một ngôi sao khổng lồ chết đi. Sau khi nhiên liệu hạt nhân của ngôi sao cạn kiệt, lõi ngôi sao sụp đổ đến trạng thái vật chất dày đặc hơn 100 lần so với hạt nhân nguyên tử.Theo Chris Impey, giáo sư thiên văn học Đại học Arizona, Mỹ, không có gì trong vũ trụ đáng sợ hơn một hố đen. Hố đen có lực hấp dẫn mạnh đến mức, bất cứ thứ gì rơi vào một hố đen, vật đó sẽ bị xé vụn. Ảnh: NASA.Vào tháng 10 năm 2020, các hình ảnh trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society đã mang lại những mô tả chi tiết nhất về hiện tượng có tên gọi là "hố đen dùng bữa" (tidal disruption event). Bức ảnh mô phỏng lại khoảnh khắc một hố đen siêu nặng "xé vụn" một ngôi sao có trọng lượng tương đương Mặt Trời. Ảnh: NationalGeographic.Theo giới thiên văn học, ở mỗi trung tâm thiên hà lại có một siêu hố đen “chiếm đóng”. Chẳng hạn, Dải Ngân hà của chúng ta đang chứa siêu hố đen Sagittarius A*, với khối lượng gấp khoảng 4 triệu lần Mặt Trời. Một giả thiết được nhiều người quan tâm là khi một hố đen tiến gần Mặt Trời, điều gì sẽ xảy ra?Theo suy nghĩ thông thường, ngay lập tức hố đen sẽ nuốt chửng Mặt Trời. Nhưng không phải vậy. Lực hấp dẫn sẽ từ từ kéo vật chất ra khỏi Mặt Trời như kéo sợi.Những phần tử khí khổng lồ sẽ được tách ra khỏi Mặt Trời, tham gia vào đĩa bồi tụ được hình thành từ bụi khí của tất cả các hành tinh lân cận.Hố đen xé nát Mặt Trời cho đến khi "ngôi sao" này hoàn toàn biến mất.Và cuối cùng, những gì còn sót lại chỉ còn là một đám mây khí. Khi vật chất Mặt Trời được hấp thụ, một lượng lớn bức xạ tia cực tím và tia X sẽ được giải phóng từ các vụ nổ.Bạn có thể nhìn thấy ánh sáng cuối cùng của Mặt Trời sau 8 phút. Đây là thời gian mà ánh sáng Mặt Trời có thể đến được Trái Đất chúng ta.Sau khi Mặt Trời biến mất, Trái Đất không ngay tức thì chìm vào bóng tối. Bởi khi đó, hố đen cũng trở nên rực sáng.Mời quý độc giả xem video: "Nobel Vật lý 2020 vinh danh khám phá về hố đen, vật thể bí ẩn nhất vũ trụ". Nguồn: VTV24.
Hố đen vũ trụ được cho là hình thành khi một ngôi sao khổng lồ chết đi. Sau khi nhiên liệu hạt nhân của ngôi sao cạn kiệt, lõi ngôi sao sụp đổ đến trạng thái vật chất dày đặc hơn 100 lần so với hạt nhân nguyên tử.
Theo Chris Impey, giáo sư thiên văn học Đại học Arizona, Mỹ, không có gì trong vũ trụ đáng sợ hơn một hố đen. Hố đen có lực hấp dẫn mạnh đến mức, bất cứ thứ gì rơi vào một hố đen, vật đó sẽ bị xé vụn. Ảnh: NASA.
Vào tháng 10 năm 2020, các hình ảnh trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society đã mang lại những mô tả chi tiết nhất về hiện tượng có tên gọi là "hố đen dùng bữa" (tidal disruption event). Bức ảnh mô phỏng lại khoảnh khắc một hố đen siêu nặng "xé vụn" một ngôi sao có trọng lượng tương đương Mặt Trời. Ảnh: NationalGeographic.
Theo giới thiên văn học, ở mỗi trung tâm thiên hà lại có một siêu hố đen “chiếm đóng”. Chẳng hạn, Dải Ngân hà của chúng ta đang chứa siêu hố đen Sagittarius A*, với khối lượng gấp khoảng 4 triệu lần Mặt Trời. Một giả thiết được nhiều người quan tâm là khi một hố đen tiến gần Mặt Trời, điều gì sẽ xảy ra?
Theo suy nghĩ thông thường, ngay lập tức hố đen sẽ nuốt chửng Mặt Trời. Nhưng không phải vậy. Lực hấp dẫn sẽ từ từ kéo vật chất ra khỏi Mặt Trời như kéo sợi.
Những phần tử khí khổng lồ sẽ được tách ra khỏi Mặt Trời, tham gia vào đĩa bồi tụ được hình thành từ bụi khí của tất cả các hành tinh lân cận.
Hố đen xé nát Mặt Trời cho đến khi "ngôi sao" này hoàn toàn biến mất.
Và cuối cùng, những gì còn sót lại chỉ còn là một đám mây khí. Khi vật chất Mặt Trời được hấp thụ, một lượng lớn bức xạ tia cực tím và tia X sẽ được giải phóng từ các vụ nổ.
Bạn có thể nhìn thấy ánh sáng cuối cùng của Mặt Trời sau 8 phút. Đây là thời gian mà ánh sáng Mặt Trời có thể đến được Trái Đất chúng ta.
Sau khi Mặt Trời biến mất, Trái Đất không ngay tức thì chìm vào bóng tối. Bởi khi đó, hố đen cũng trở nên rực sáng.