Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu địa hình và thành phần khoáng sản của vùng Arabia Terra phía bắc sao Hỏa và phát hiện ra vào khoảng 500 triệu năm với niên đại khoảng 4 tỷ năm trước, nơi đây đã xảy ra hiện tượng “siêu phun trào” của hàng nghìn núi lửa khổng lồ. Ảnh: Những lỗ hổng khổng lồ đầu tiên được tạo ra bởi sự phun trào của núi lửa. Nguồn: Foxnews.com.Patrick Whelley, nhà địa chất học tại NASA’s Goddard Space Flight Center, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu về Arabia Terra, cho biết : “Mỗi một vụ phun trào sẽ có tác động đáng kể đến khí hậu - khí thoát ra làm cho bầu khí quyển dày hơn hoặc chặn ánh sáng mặt trời và làm cho bầu khí quyển lạnh hơn”.Nhà địa chất học cũng cho biết thêm, ông và các cộng sự cũng đang trong quá trình tìm hiểu sâu hơn về tác động của hiện tượng “siêu phun trào” núi lửa đối với khí hậu.Theo công bố của NASA, một vụ “siêu phun trào” có thể gây nổ lượng đá và khí đốt tương đương với 400 triệu bể bơi cỡ Olympic, sau khi xảy ra quá trình phun trào miệng núi lửa sẽ được hình thành.Các nhà khoa học đã xem xét và nghiên cứu 7 miệng núi lửa ở Arabia Terra và tìm ra được nơi tro bụi rơi xuống sau khi núi lửa phun trào, những lớp bụi này không hề bị xáo trộn hay thổi bay mà vẫn xếp lớp như khi mới phun trào.Những dữ liệu này đã đặt ra cho các nhà khoa học nhiều câu hỏi hơn như tại sao Arabia Terra là nơi duy nhất trên sao Hỏa xảy ra sự siêu phun trào của hàng nghìn núi lửa khổng lồ và hiện tượng này sẽ tác động như thế nào đối với khí hậu sao Hỏa.Sao Hỏa có rất nhiều loại núi lửa khác nhau, trong đó hành tinh tại phía Bắc Arabia Terra là nơi duy nhất có bằng chứng về núi lửa phun trào và cũng là nơi có ngọn núi lửa lớn nhất “Olympus Mons” trong Hệ Mặt trời.Nhà địa chất Jacob Richardson và cộng sự của ông hy vọng rằng, việc khám phá Arabia Terra sẽ giúp họ phát hiện thêm nhiều điều mới mẻ hơn về quá trình địa chất hình thành các hành tinh, bề mặt mặt trăng và tìm ra được đáp án của các câu hỏi như "Làm thế nào sao Hỏa có thể làm được điều đó? Làm thế nào một hành tinh nhỏ như vậy có thể làm tan chảy đủ đá để cung cấp năng lượng cho hàng nghìn vụ siêu phun trào tại một địa điểm?”Hình ảnh này cho thấy một số miệng núi lửa ở Arabia Terra chứa đầy đá nhiều lớp, thường lộ ra trong các gò tròn. Các lớp sáng có độ dày gần như tương đương nhau, tạo nên hình dáng bậc cầu thang. Quá trình hình thành các đá trầm tích này vẫn chưa được hiểu rõ. Chúng có thể hình thành từ cát hoặc tro núi lửa được thổi vào miệng núi lửa hoặc trong nước nếu miệng núi lửa có một hồ nước. Hình ảnh được chụp bởi một máy ảnh, Thí nghiệm Hình ảnh Độ phân giải Cao, trên Tàu quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa của NASA. (Nhà cung cấp: NASA / JPL-Caltech / Đại học Arizona). Nguồn: foxnews.com.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu địa hình và thành phần khoáng sản của vùng Arabia Terra phía bắc sao Hỏa và phát hiện ra vào khoảng 500 triệu năm với niên đại khoảng 4 tỷ năm trước, nơi đây đã xảy ra hiện tượng “siêu phun trào” của hàng nghìn núi lửa khổng lồ. Ảnh: Những lỗ hổng khổng lồ đầu tiên được tạo ra bởi sự phun trào của núi lửa. Nguồn: Foxnews.com.
Patrick Whelley, nhà địa chất học tại NASA’s Goddard Space Flight Center, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu về Arabia Terra, cho biết : “Mỗi một vụ phun trào sẽ có tác động đáng kể đến khí hậu - khí thoát ra làm cho bầu khí quyển dày hơn hoặc chặn ánh sáng mặt trời và làm cho bầu khí quyển lạnh hơn”.
Nhà địa chất học cũng cho biết thêm, ông và các cộng sự cũng đang trong quá trình tìm hiểu sâu hơn về tác động của hiện tượng “siêu phun trào” núi lửa đối với khí hậu.
Theo công bố của NASA, một vụ “siêu phun trào” có thể gây nổ lượng đá và khí đốt tương đương với 400 triệu bể bơi cỡ Olympic, sau khi xảy ra quá trình phun trào miệng núi lửa sẽ được hình thành.
Các nhà khoa học đã xem xét và nghiên cứu 7 miệng núi lửa ở Arabia Terra và tìm ra được nơi tro bụi rơi xuống sau khi núi lửa phun trào, những lớp bụi này không hề bị xáo trộn hay thổi bay mà vẫn xếp lớp như khi mới phun trào.
Những dữ liệu này đã đặt ra cho các nhà khoa học nhiều câu hỏi hơn như tại sao Arabia Terra là nơi duy nhất trên sao Hỏa xảy ra sự siêu phun trào của hàng nghìn núi lửa khổng lồ và hiện tượng này sẽ tác động như thế nào đối với khí hậu sao Hỏa.
Sao Hỏa có rất nhiều loại núi lửa khác nhau, trong đó hành tinh tại phía Bắc Arabia Terra là nơi duy nhất có bằng chứng về núi lửa phun trào và cũng là nơi có ngọn núi lửa lớn nhất “Olympus Mons” trong Hệ Mặt trời.
Nhà địa chất Jacob Richardson và cộng sự của ông hy vọng rằng, việc khám phá Arabia Terra sẽ giúp họ phát hiện thêm nhiều điều mới mẻ hơn về quá trình địa chất hình thành các hành tinh, bề mặt mặt trăng và tìm ra được đáp án của các câu hỏi như "Làm thế nào sao Hỏa có thể làm được điều đó? Làm thế nào một hành tinh nhỏ như vậy có thể làm tan chảy đủ đá để cung cấp năng lượng cho hàng nghìn vụ siêu phun trào tại một địa điểm?”
Hình ảnh này cho thấy một số miệng núi lửa ở Arabia Terra chứa đầy đá nhiều lớp, thường lộ ra trong các gò tròn. Các lớp sáng có độ dày gần như tương đương nhau, tạo nên hình dáng bậc cầu thang. Quá trình hình thành các đá trầm tích này vẫn chưa được hiểu rõ. Chúng có thể hình thành từ cát hoặc tro núi lửa được thổi vào miệng núi lửa hoặc trong nước nếu miệng núi lửa có một hồ nước. Hình ảnh được chụp bởi một máy ảnh, Thí nghiệm Hình ảnh Độ phân giải Cao, trên Tàu quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa của NASA. (Nhà cung cấp: NASA / JPL-Caltech / Đại học Arizona). Nguồn: foxnews.com.