Cái nhìn ban đầu về quần đảo Marshall là nước biển xanh ngọc trông như một thiên đàng. Tuy nhiên, khung cảnh tưởng như thơ mộng này trên Thái Bình Dương đã từng là nơi chứng kiến sự kích nổ của 67 quả bom hạt nhân trong các thử nghiệm quân sự của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kéo dài từ năm 1946 đến năm 1958.Những quả bom này đã phát nổ cả trên mặt đất và dưới nước tại các đảo san hô Bikini và Enewetak, trong đó có cả quả bom lớn gấp 1.100 lần sức mạnh của bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Hậu quả của việc này là lượng phóng xạ tương đương với nhà máy Chernobyl, khiến hàng trăm người phải bỏ nhà cửa. Sau đó, Chính phủ Mỹ đã kêu gọi người dân trở lại đảo Eneweta, còn đảo Bikini từ đó đã trở nên hoang vắng.Ngày nay, rất ít bằng chứng còn tồn tại về các thử nghiệm hạt nhân trên các đảo này, trừ một cấu trúc bê tông lớn rộng 115 m được gọi là "Nấm mồ". Nấm mồ hạt nhân này được xây dựng vào cuối thập kỷ 1970, hiện nay nó đã trở nên cũ kỹ và rạn nứt. Nơi này chứa hơn 90.000 m3 đất phóng xạ và chất thải hạt nhân (tương đương với 35 bể bơi Olympic), theo thông tin từ Guardian.Ian Zabarte, đại diện của bộ tộc bản địa Shoshone, đang cố gắng liên hệ với những người dân đảo trên Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi thử nghiệm hạt nhân. Ông nói: "Tác động của thử nghiệm vũ khí hạt nhân đối với sức khỏe của nhân dân chúng tôi chưa bao giờ được nghiên cứu. Chúng tôi chưa từng nhận được lời xin lỗi, chứ chưa nói đến việc bồi thường".Mỹ đã khẳng định quần đảo Marshall an toàn. Từ khi giành độc lập vào năm 1979, quần đảo Marshall trở thành một quốc gia tự trị nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ kinh tế từ Washington. Ngày nay, họ vẫn sử dụng đồng USD và khoản trợ cấp từ Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong GDP của họ.Năm 1988, một tòa án quốc tế được thiết lập để yêu cầu Mỹ trả 2,3 tỷ USD cho chi phí y tế và tái định cư cho quần đảo Marshall. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ đã từ chối và chỉ đồng ý trả 600 triệu USD vào những năm 1990.Năm 1998, Mỹ đã ngừng cung cấp dịch vụ y tế cho những người dân trên đảo mắc bệnh ung thư, khiến nhiều người gặp khó khăn tài chính. Hiện tình trạng này đang đợi sự thỏa thuận trong năm nay. Người dân trên đảo cũng đòi hỏi Mỹ phải di dời Nấm mồ, bởi công trình bê tông này đang đứng trước nguy cơ sụp đổ do mực nước biển dâng cao và xuống cấp.Mối đe dọa đặc biệt lớn đối với Nấm mồ là vì quần đảo Marshall chỉ cao hơn mực nước biển khoảng hơn 2 m và dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi mực nước biển dâng. Thủ đô của quốc đảo, Majuro, thường xuyên đối mặt với nguy cơ ngập lụt, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Mỹ cho rằng vì Nấm mồ nằm trên lãnh thổ của quần đảo Marshall, trách nhiệm tu sửa không thuộc về họ.Chưa có thông tin rõ ràng về tác động môi trường khi Nấm mồ sụp đổ. Sự thay đổi trong hệ sinh thái theo thời gian khó có thể theo dõi do thiếu người trên đảo Bikini để thực hiện giám sát.Những vụ nổ hạt nhân đã trở thành mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh thái trong khu vực. Một nghiên cứu của chính phủ Mỹ vào năm 1973 đã phát hiện tác động trực tiếp và tác động lâu dài đối với động vật biển, ví dụ như cá phát nổ do biến đổi áp suất dưới nước, dẫn đến cái chết của hàng trăm con cá ngay lập tức.Mời quý độc giả xem thêm video: Giao tranh tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia | VTV24
Cái nhìn ban đầu về quần đảo Marshall là nước biển xanh ngọc trông như một thiên đàng. Tuy nhiên, khung cảnh tưởng như thơ mộng này trên Thái Bình Dương đã từng là nơi chứng kiến sự kích nổ của 67 quả bom hạt nhân trong các thử nghiệm quân sự của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kéo dài từ năm 1946 đến năm 1958.
Những quả bom này đã phát nổ cả trên mặt đất và dưới nước tại các đảo san hô Bikini và Enewetak, trong đó có cả quả bom lớn gấp 1.100 lần sức mạnh của bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Hậu quả của việc này là lượng phóng xạ tương đương với nhà máy Chernobyl, khiến hàng trăm người phải bỏ nhà cửa. Sau đó, Chính phủ Mỹ đã kêu gọi người dân trở lại đảo Eneweta, còn đảo Bikini từ đó đã trở nên hoang vắng.
Ngày nay, rất ít bằng chứng còn tồn tại về các thử nghiệm hạt nhân trên các đảo này, trừ một cấu trúc bê tông lớn rộng 115 m được gọi là "Nấm mồ". Nấm mồ hạt nhân này được xây dựng vào cuối thập kỷ 1970, hiện nay nó đã trở nên cũ kỹ và rạn nứt. Nơi này chứa hơn 90.000 m3 đất phóng xạ và chất thải hạt nhân (tương đương với 35 bể bơi Olympic), theo thông tin từ Guardian.
Ian Zabarte, đại diện của bộ tộc bản địa Shoshone, đang cố gắng liên hệ với những người dân đảo trên Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi thử nghiệm hạt nhân. Ông nói: "Tác động của thử nghiệm vũ khí hạt nhân đối với sức khỏe của nhân dân chúng tôi chưa bao giờ được nghiên cứu. Chúng tôi chưa từng nhận được lời xin lỗi, chứ chưa nói đến việc bồi thường".
Mỹ đã khẳng định quần đảo Marshall an toàn. Từ khi giành độc lập vào năm 1979, quần đảo Marshall trở thành một quốc gia tự trị nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ kinh tế từ Washington. Ngày nay, họ vẫn sử dụng đồng USD và khoản trợ cấp từ Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong GDP của họ.
Năm 1988, một tòa án quốc tế được thiết lập để yêu cầu Mỹ trả 2,3 tỷ USD cho chi phí y tế và tái định cư cho quần đảo Marshall. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ đã từ chối và chỉ đồng ý trả 600 triệu USD vào những năm 1990.
Năm 1998, Mỹ đã ngừng cung cấp dịch vụ y tế cho những người dân trên đảo mắc bệnh ung thư, khiến nhiều người gặp khó khăn tài chính. Hiện tình trạng này đang đợi sự thỏa thuận trong năm nay. Người dân trên đảo cũng đòi hỏi Mỹ phải di dời Nấm mồ, bởi công trình bê tông này đang đứng trước nguy cơ sụp đổ do mực nước biển dâng cao và xuống cấp.
Mối đe dọa đặc biệt lớn đối với Nấm mồ là vì quần đảo Marshall chỉ cao hơn mực nước biển khoảng hơn 2 m và dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi mực nước biển dâng. Thủ đô của quốc đảo, Majuro, thường xuyên đối mặt với nguy cơ ngập lụt, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Mỹ cho rằng vì Nấm mồ nằm trên lãnh thổ của quần đảo Marshall, trách nhiệm tu sửa không thuộc về họ.
Chưa có thông tin rõ ràng về tác động môi trường khi Nấm mồ sụp đổ. Sự thay đổi trong hệ sinh thái theo thời gian khó có thể theo dõi do thiếu người trên đảo Bikini để thực hiện giám sát.
Những vụ nổ hạt nhân đã trở thành mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh thái trong khu vực. Một nghiên cứu của chính phủ Mỹ vào năm 1973 đã phát hiện tác động trực tiếp và tác động lâu dài đối với động vật biển, ví dụ như cá phát nổ do biến đổi áp suất dưới nước, dẫn đến cái chết của hàng trăm con cá ngay lập tức.
Mời quý độc giả xem thêm video: Giao tranh tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia | VTV24