Vùng trũng Danakil ở miền bắc Ethiopia là một vùng địa chất gây tò mò cho nhân loại. Dung nham cháy xanh và những dòng suối màu vàng sáng của nó có thể gây ảo giác cho mắt, nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự tách giãn lục địa.Lớp vỏ Trái đất không có độ dày đồng đều trên khắp hành tinh và ở những nơi như vùng trũng Danakil, tác động của sự tách giãn lục địa có thể được nhìn thấy bằng những màu sắc sống động. Ở đây, các mảng kiến tạo tách ra, tạo thành dãy núi Danakil Alps và cao nguyên Ethiopia.Khí hậu nóng bức, khắc nghiệt, cảnh quan gồ ghề đầy màu sắc khiến khu vực được mệnh danh là “Cổng địa ngục”. Tuy nhiên, con người đã khai thác muối ở đây trong nhiều thế kỷ và từ đó nơi đây trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng.Theo Đài quan sát Trái Đất của NASA, cảnh quan ngày càng chìm xuống tại Vùng trũng Danakil, có nghĩa là một ngày nào đó nó sẽ tràn đầy nước để tạo thành một hồ nước lớn hoặc thậm chí có thể là một đại dương mới.Vùng trũng Danakil là quê hương của Gada Ale, một ngọn núi lửa nằm ở độ cao khoảng 287 mét và đã gia nhập chuỗi núi lửa Erta Ale. Đó là một ngọn núi lửa dạng tầng, được tạo thành từ các lớp dung nham và tro, bên trong là một miệng núi lửa rộng lớn chứa chất lỏng và khí đang sôi sùng sục.Đặc điểm nổi bật nhất ở vùng trũng Danakil là những suối lưu huỳnh Dallol. Nằm dưới chân Núi lửa Dallol, những bãi muối giòn rụm, chi chít những dòng suối và miệng hố màu xanh lá cây, cam và vàng neon.Màu sắc hoang dã của khu vực đến từ địa hình độc đáo tập hợp nước biển và khoáng chất núi lửa bao gồm lưu huỳnh, sắt và đồng.Mặc dù nơi đây là sự kết hợp giữa clo và khí lưu huỳnh nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sự sống vẫn có thể phát triển mạnh ở vùng nước Dallol, mặc dù diện tích rất nhỏ.Họ tìm thấy bằng chứng về loại vi khuẩn đang sống trong vùng là “polyextremophiles”, nó có thể chịu đựng được nhiệt độ, độ mặn và độ axit khắc nghiệt cùng một lúc."Môi trường vô cùng khắc nghiệt", nhà nghiên cứu Barbara Cavalazzi ở Đại học Bologna tại Italy, người tiến hành thám hiểm Danakil từ năm 2013, nhận xét. "Trung bình, nhiệt độ vào buổi trưa có thể lên đến 48 độ C. Có lần chúng tôi đo được 55 độ C".Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái Đất
Vùng trũng Danakil ở miền bắc Ethiopia là một vùng địa chất gây tò mò cho nhân loại. Dung nham cháy xanh và những dòng suối màu vàng sáng của nó có thể gây ảo giác cho mắt, nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự tách giãn lục địa.
Lớp vỏ Trái đất không có độ dày đồng đều trên khắp hành tinh và ở những nơi như vùng trũng Danakil, tác động của sự tách giãn lục địa có thể được nhìn thấy bằng những màu sắc sống động. Ở đây, các mảng kiến tạo tách ra, tạo thành dãy núi Danakil Alps và cao nguyên Ethiopia.
Khí hậu nóng bức, khắc nghiệt, cảnh quan gồ ghề đầy màu sắc khiến khu vực được mệnh danh là “Cổng địa ngục”. Tuy nhiên, con người đã khai thác muối ở đây trong nhiều thế kỷ và từ đó nơi đây trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng.
Theo Đài quan sát Trái Đất của NASA, cảnh quan ngày càng chìm xuống tại Vùng trũng Danakil, có nghĩa là một ngày nào đó nó sẽ tràn đầy nước để tạo thành một hồ nước lớn hoặc thậm chí có thể là một đại dương mới.
Vùng trũng Danakil là quê hương của Gada Ale, một ngọn núi lửa nằm ở độ cao khoảng 287 mét và đã gia nhập chuỗi núi lửa Erta Ale. Đó là một ngọn núi lửa dạng tầng, được tạo thành từ các lớp dung nham và tro, bên trong là một miệng núi lửa rộng lớn chứa chất lỏng và khí đang sôi sùng sục.
Đặc điểm nổi bật nhất ở vùng trũng Danakil là những suối lưu huỳnh Dallol. Nằm dưới chân Núi lửa Dallol, những bãi muối giòn rụm, chi chít những dòng suối và miệng hố màu xanh lá cây, cam và vàng neon.
Màu sắc hoang dã của khu vực đến từ địa hình độc đáo tập hợp nước biển và khoáng chất núi lửa bao gồm lưu huỳnh, sắt và đồng.
Mặc dù nơi đây là sự kết hợp giữa clo và khí lưu huỳnh nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sự sống vẫn có thể phát triển mạnh ở vùng nước Dallol, mặc dù diện tích rất nhỏ.
Họ tìm thấy bằng chứng về loại vi khuẩn đang sống trong vùng là “polyextremophiles”, nó có thể chịu đựng được nhiệt độ, độ mặn và độ axit khắc nghiệt cùng một lúc.
"Môi trường vô cùng khắc nghiệt", nhà nghiên cứu Barbara Cavalazzi ở Đại học Bologna tại Italy, người tiến hành thám hiểm Danakil từ năm 2013, nhận xét. "Trung bình, nhiệt độ vào buổi trưa có thể lên đến 48 độ C. Có lần chúng tôi đo được 55 độ C".
Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn vùng đất y hệt phiên bản địa ngục của Trái Đất