Vào tháng 6/2020, các khu vực Môn Đầu Câu, Xương Bình, Diên Khánh ở Bắc Kinh xảy ra một cơn mưa đá, kèm theo đó là tiếng sấm vang trời. Những viên đá này không chỉ to bằng quả trứng gà, hình dạng của nó còn lồi lõm có các gai nhọn, rất giống với hình dạng virus Corona.Mà trận mưa đá này lại xảy ra đúng vào giai đoạn Bắc Kinh bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, cho thấy một sự “trùng hợp” rất khác thường. Ngoài ra, trận mưa đá này cũng xảy ra đúng vào Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch.Phong tục Trung Quốc quan niệm rằng, tháng 5 âm lịch là tháng độc, mà ngày Đoan Ngọ lại là ngày đứng đầu trong cửu độc. Thông thường vào ngày này mọi người sẽ treo ngải cứu trong nhà, đeo túi thơm trên người, uống rượu hùng hoàng để trừ tà và tránh độc.Điều này khiến nhiều người lo sợ đây chính là điềm báo cho tương lai của nhân loại bị tàn phá bởi virus Corona. Trước đó, sự việc tương tự cũng xảy ra tại Mexico.Trận mưa đá hình virus Corona xảy ra vào tháng 5/2020 khi Mexico ghi nhận con số 54.346 người nhiễm COVID-19 và 5.666 trường hợp tử vong. Cư dân mạng hoài nghi rằng: “Đây có phải là thông điệp ngầm mà đấng tạo hóa muốn gửi đến?”.Tuy nhiên, theo nhà khí tượng học và Tư vấn viên của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) Jose Miguel Vinassaid, hình dáng của những viên đá trời này là khá bình thường.“Trong cơn bão, một viên nước đá sẽ bắt đầu hình thành ở dạng quả cầu nhỏ và tích tụ băng ở trên đỉnh. Trong những cơn bão rất mạnh, khi viên nước đá đủ lớn và va đập vào nhau, nhiều viên sẽ dính vào nhau, rồi lại va đập và đè lên nhau, tạo thành các khối đá......Do vậy khi mưa đá xuất hiện, đó là tập hợp của một khối băng đã bị nghiền nát, va đập vào nhau dữ dội và tạo ra những hình dáng như những ngôi sao trên”, ông Jose giải thích.Mưa đá là hiện tượng mưa bao gồm các hạt nước đá ở dạng rắn với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau được hình thành từ các đám mây giông.Tuy chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ vài phút tới vài chục phút kèm theo mưa rào, hiện tượng mưa đá có thể dẫn đến nhiều thiệt hại nặng nề như làm chết cây cối, hoa màu, phá hủy nhà cửa, ô tô hoặc thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng con người và động vật.Dựa theo kích thước của các viên "nước đá", hiện tượng này được chia thành 2 loại: mưa đá nhỏ và mưa đá. Trong đó, mưa đá nhỏ bao gồm các hạt băng trong suốt hình cầu, hình nón rơi từ các đám mây với kích thước lớn hơn hoặc bằng 5mm.Nếu các hạt nước đá trong suốt, hoặc đục một phần hoặc toàn phần với đường kính 5 – 50mm rơi, trường hợp này được xếp vào loại mưa đá. Dạng thứ 2 của mưa đá sẽ có tính chất nguy hiểm hơn khi chúng rơi rời rạc hoặc kết thành màn.Mời các bạn xem video: Mưa tuyết phủ trắng SAPA. Nguồn: Youtube.
Vào tháng 6/2020, các khu vực Môn Đầu Câu, Xương Bình, Diên Khánh ở Bắc Kinh xảy ra một cơn mưa đá, kèm theo đó là tiếng sấm vang trời. Những viên đá này không chỉ to bằng quả trứng gà, hình dạng của nó còn lồi lõm có các gai nhọn, rất giống với hình dạng virus Corona.
Mà trận mưa đá này lại xảy ra đúng vào giai đoạn Bắc Kinh bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, cho thấy một sự “trùng hợp” rất khác thường. Ngoài ra, trận mưa đá này cũng xảy ra đúng vào Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch.
Phong tục Trung Quốc quan niệm rằng, tháng 5 âm lịch là tháng độc, mà ngày Đoan Ngọ lại là ngày đứng đầu trong cửu độc. Thông thường vào ngày này mọi người sẽ treo ngải cứu trong nhà, đeo túi thơm trên người, uống rượu hùng hoàng để trừ tà và tránh độc.
Điều này khiến nhiều người lo sợ đây chính là điềm báo cho tương lai của nhân loại bị tàn phá bởi virus Corona. Trước đó, sự việc tương tự cũng xảy ra tại Mexico.
Trận mưa đá hình virus Corona xảy ra vào tháng 5/2020 khi Mexico ghi nhận con số 54.346 người nhiễm COVID-19 và 5.666 trường hợp tử vong. Cư dân mạng hoài nghi rằng: “Đây có phải là thông điệp ngầm mà đấng tạo hóa muốn gửi đến?”.
Tuy nhiên, theo nhà khí tượng học và Tư vấn viên của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) Jose Miguel Vinassaid, hình dáng của những viên đá trời này là khá bình thường.
“Trong cơn bão, một viên nước đá sẽ bắt đầu hình thành ở dạng quả cầu nhỏ và tích tụ băng ở trên đỉnh. Trong những cơn bão rất mạnh, khi viên nước đá đủ lớn và va đập vào nhau, nhiều viên sẽ dính vào nhau, rồi lại va đập và đè lên nhau, tạo thành các khối đá...
...Do vậy khi mưa đá xuất hiện, đó là tập hợp của một khối băng đã bị nghiền nát, va đập vào nhau dữ dội và tạo ra những hình dáng như những ngôi sao trên”, ông Jose giải thích.
Mưa đá là hiện tượng mưa bao gồm các hạt nước đá ở dạng rắn với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau được hình thành từ các đám mây giông.
Tuy chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ vài phút tới vài chục phút kèm theo mưa rào, hiện tượng mưa đá có thể dẫn đến nhiều thiệt hại nặng nề như làm chết cây cối, hoa màu, phá hủy nhà cửa, ô tô hoặc thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng con người và động vật.
Dựa theo kích thước của các viên "nước đá", hiện tượng này được chia thành 2 loại: mưa đá nhỏ và mưa đá. Trong đó, mưa đá nhỏ bao gồm các hạt băng trong suốt hình cầu, hình nón rơi từ các đám mây với kích thước lớn hơn hoặc bằng 5mm.
Nếu các hạt nước đá trong suốt, hoặc đục một phần hoặc toàn phần với đường kính 5 – 50mm rơi, trường hợp này được xếp vào loại mưa đá. Dạng thứ 2 của mưa đá sẽ có tính chất nguy hiểm hơn khi chúng rơi rời rạc hoặc kết thành màn.