1 . Công nghệ mắt diều hâu (Hawk Eye) là một loạt camera theo dõi quang học giúp hỗ trợ theo dõi bóng một cách chính xác và thông báo cho trọng tài biết bóng đã đi hết vạch cầu môn hay chưa.Được phát triển vào năm 2001 bởi các kỹ sư của Roke Manor Research Limited tại Romsey, Anh, Hawk Eye theo dõi quỹ đạo của bóng một cách trực quan và hiển thị bản ghi lại một vài thông số như quỹ đạo của bóng dưới dạng hình ảnh.Khi hệ thống này được áp dụng vào bóng đá, nó được gọi dưới cái tên: GDS (Goal Decision System, hệ thống xác định bàn thắng). Công nghệ này mang tính cách mạng với bóng đá.Công nghệ của Hawk-Eye sử dụng 7 máy quay cho mỗi khung thành, để theo dõi quỹ đạo bay của bóng. Một khi xác định bóng đã đi qua vạch ngang khung thành, hệ thống sẽ thông báo cho các trọng tài thông qua một thiết bị rung bên cạnh sự hỗ trợ của các trợ lý trọng tài. 2. Công nghệ xác định bàn thắng tự động Goal-line bắt đầu được áp dụng tại World Cup 2014 và liên tục được nâng cấp qua các năm tổ chức.Tại Qatar năm nay, mỗi hệ thống trên 8 sân vận động sử dụng dữ liệu từ 14 camera tốc độ cao gắn dưới sân hoặc dưới mái che.Các dữ liệu được sử dụng để tạo hoạt cảnh 3D nhằm hiển thị trực quan cho người xem trên TV hoặc trong sân vận động.Đây cũng được coi là công nghệ ít gây tranh cãi nhất, có tính chính xác cao nhất kể từ khi được áp dụng. 3. Công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (VAR) lần đầu được triển khai tại World Cup 2018 nhưng cũng là một trong những tranh cãi lớn nhất ở giải đấu. Công nghệ giúp trọng tài đưa ra quyết định chính xác hoặc sửa sai thông qua video quay chậm.Tuy nhiên, cách can thiệp của trọng tài trong nhiều tình huống, bỏ qua lỗi hay xác định một tình huống nhạy cảm vẫn là chủ đề tốn nhiều giấy mực của báo giới.Tại Qatar năm nay, cả 8 sân vận động có tối thiểu 42 camera và tổ trọng tài VAR có quyền truy cập vào tất cả hệ thống.Trong số này có 8 camera hỗ trợ phát lại chuyển động siêu chậm và 4 trong số đó là cực chậm. Một nhóm VAR gồm 8 người bao gồm 4 trọng tài mặc áo xanh và 4 thành viên hỗ trợ.>>>Xem thêm video: Khám phá bên trong làng cổ động viên World Cup ở Qatar.
1 . Công nghệ mắt diều hâu (Hawk Eye) là một loạt camera theo dõi quang học giúp hỗ trợ theo dõi bóng một cách chính xác và thông báo cho trọng tài biết bóng đã đi hết vạch cầu môn hay chưa.
Được phát triển vào năm 2001 bởi các kỹ sư của Roke Manor Research Limited tại Romsey, Anh, Hawk Eye theo dõi quỹ đạo của bóng một cách trực quan và hiển thị bản ghi lại một vài thông số như quỹ đạo của bóng dưới dạng hình ảnh.
Khi hệ thống này được áp dụng vào bóng đá, nó được gọi dưới cái tên: GDS (Goal Decision System, hệ thống xác định bàn thắng). Công nghệ này mang tính cách mạng với bóng đá.
Công nghệ của Hawk-Eye sử dụng 7 máy quay cho mỗi khung thành, để theo dõi quỹ đạo bay của bóng. Một khi xác định bóng đã đi qua vạch ngang khung thành, hệ thống sẽ thông báo cho các trọng tài thông qua một thiết bị rung bên cạnh sự hỗ trợ của các trợ lý trọng tài.
2. Công nghệ xác định bàn thắng tự động Goal-line bắt đầu được áp dụng tại World Cup 2014 và liên tục được nâng cấp qua các năm tổ chức.
Tại Qatar năm nay, mỗi hệ thống trên 8 sân vận động sử dụng dữ liệu từ 14 camera tốc độ cao gắn dưới sân hoặc dưới mái che.
Các dữ liệu được sử dụng để tạo hoạt cảnh 3D nhằm hiển thị trực quan cho người xem trên TV hoặc trong sân vận động.
Đây cũng được coi là công nghệ ít gây tranh cãi nhất, có tính chính xác cao nhất kể từ khi được áp dụng.
3. Công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (VAR) lần đầu được triển khai tại World Cup 2018 nhưng cũng là một trong những tranh cãi lớn nhất ở giải đấu. Công nghệ giúp trọng tài đưa ra quyết định chính xác hoặc sửa sai thông qua video quay chậm.
Tuy nhiên, cách can thiệp của trọng tài trong nhiều tình huống, bỏ qua lỗi hay xác định một tình huống nhạy cảm vẫn là chủ đề tốn nhiều giấy mực của báo giới.
Tại Qatar năm nay, cả 8 sân vận động có tối thiểu 42 camera và tổ trọng tài VAR có quyền truy cập vào tất cả hệ thống.
Trong số này có 8 camera hỗ trợ phát lại chuyển động siêu chậm và 4 trong số đó là cực chậm. Một nhóm VAR gồm 8 người bao gồm 4 trọng tài mặc áo xanh và 4 thành viên hỗ trợ.
>>>Xem thêm video: Khám phá bên trong làng cổ động viên World Cup ở Qatar.